Vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam
Tác giả: Trần Nha GhiTóm tắt:
Dựa trên lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết vốn xã hội, và lý thuyết về nguồn nhân lực, nghiên cứu này giải thích quá trình chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát; đồng thời, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh với vai trò trung gian của chuyển đổi số. Mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) được thực hiện với cỡ mẫu là 218 nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh. Chuyển đổi số đóng vai trò là trung gian một phần giữa vốn xã hội và đổi mới mô hình kinh doanh. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý để nhà quản lý chủ động xây dựng mạng lưới quan hệ với các bên liên quan như: Cơ quan của Chính phủ và các đối tác (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và nhà cung cấp dịch vụ nền tảng số). Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển