ICTs thúc đẩy tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc : hàm ý chính sách kết nối cung cầu dịch vụ ngân hàng số ở nông thôn Việt Nam
Nhóm Tác giả: Đỗ Xuân Luận, Dương Hoài An, Trần Mạnh Hải, Phạm Thái ThủyTóm tắt:
Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Việt Nam. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 370 hộ bằng phiếu khảo sát thiết kế trước. Chỉ số ứng dụng ICTs được ước lượng bằng phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis – PCA) dựa trên 11 biến thành phần, phản ánh toàn diện các khía cạnh khác nhau của ICTs như: Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, kết nối Internet, Zalo và Facebook. Biến ICTs sau đó được tích hợp như một biến giải thích trong mô hình ước lượng Heckman hai bước. Sau khi xử lý vấn đề nội sinh và thiên lệch lựa chọn, kết hợp sử dụng các biến độc lập kiểm soát, kết quả ước lượng cho thấy ICTs có tác động tích cực đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, phát triển các dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng ứng dụng ICTs giúp tháo gỡ những rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững.
- Phát huy lợi thế của địa phương để phát triển du lịch cộng đồng: Nghiên cứu tại tỉnh Hà Giang
- Kinh nghiệm liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cộng đồng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- Đặc điểm kinh doanh homestays du lịch cộng đồng và hàm ý chính sách giảm nghèo : bằng chứng từ mô hình Heckman, kỹ thuật Lasso và thang đo Likert
- Phân tích SWOT đánh giá điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng của Hòn Yến tỉnh Phú Yên