Số hóa và thách thức đối với tư pháp quốc tế
Tác giả: Ngô Quốc ChiếnTóm tắt:
Nhiệm vụ của tư pháp quốc tế là đi tìm cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp và luật áp dụng. Tòa án và các bên có một công cụ là quy phạm xung đột, được ví như chiếc “la bàn” của những người đi tìm luật. Các quy phạm xung đột truyền thống thường dựa trên một điểm định vị hữu hình - tài sản hữu hình, bất động sản, quốc tịch, nơi cư trú... Tuy nhiên, sự xuất hiện của Internet và công nghệ 4.0 đã làm cho thế giới không chỉ trở nên “phẳng” hơn, mà còn làm cho đời sống con người trở nên “ảo”. Bối cảnh số hóa đó buộc pháp luật nói chung và tư pháp quốc tế nói riêng phải có tư duy mới về cách phân loại tài sản và các chế định dành cho chúng. Đối với người đi tìm luật, những chiếc la bàn truyền thống giờ không còn đủ hữu hiệu nữa, thêm vào đó phải là những chiếc GPS cho phù hợp hơn với môi trường số. Các quy định của tư pháp quốc tế truyền thống dựa trên điểm định vị hữu hình về nơi xảy ra hành vi hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi vi phạm đó vốn không còn hoàn toàn phù hợp với đời sống dân sự hiện nay[1] và trở nên kém hiệu quả với sự xuất hiện của Internet vì các trang web không biết đến “đường biên giới” và kéo theo đó là các vi phạm gắn liền với chúng cũng không có “phạm vi lãnh thổ”.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam