Bảo tồn di tích lịch sử và giá nhà phố : nghiên cứu điển hình tại TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thu, Nguyễn Lưu Bảo Đoan, Nguyễn Anh TuấnTóm tắt:
Nghiên cứu đóng góp cho cuộc tranh luận về vai trò và tác động của các công trình được xếp hạng là di tích văn hóa - lịch sử tại Việt Nam. Mặc dù các học giả tham gia tranh luận nhận định tích cực về những giá trị của bảo tồn các công trình có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, kiến trúc tại TP. Hồ Chí Minh, vẫn chưa có nhiều bằng chứng thực nghiệm bảo vệ quan điểm này. Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát giá nhà và tìm hiểu mối quan hệ giữa giá nhà phố và sự hiện diện của các công trình đã được xếp hạng di tích văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng mô hình định giá Hedonic cho 260 nhà phố tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho thấy khoảng cách từ nhà đến di tích gần nhất càng tăng thì giá nhà càng giảm. Kết quả nghiên cứu gợi ý cần xem xét chính sách thuế trong giao dịch bất động sản và khuyến khích cộng đồng chủ động tham gia hoạt động bảo tồn nhằm đạt được hiệu quả cao.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu