CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo tồn văn hóa--Khu Di tích
1 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất trong công viên địa chất toàn cầu tỉnh Quảng Tây và một số gợi mở đối với công viên địa chất Lạng Sơn / Chử Thị Bích Thu // .- 2024 .- Số 4 (272) - Tháng 4 .- Tr. 67-75 .- 910
Tìm hiểu kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất trong công viên địa chất toàn cầu Lạc Nghiệp – Phượng Sơn và đưa ra một số gợi mở đối với công viên địa chất Lạng Sơn. Quảng Tây – Trung Quốc là tỉnh giàu tài nguyên địa chất và sinh thái.
2 Nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế - di sản văn hóa thế giới : phần 9 : phục hồi phương pháp thiết kế và quy trình lắp dựng hệ khung gỗ / Lê Vĩnh An, Nguyễn Thị Kim Nhung // .- 2024 .- Số 345 - Tháng 2 .- Tr. 71-75 .- 720
Phân tích tỉ lệ kiến trúc, phỏng vấn thợ mộc truyền thống và kinh nghiệm đúc kết trên 30 năm tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa, trải nghiệm kỹ thuật trùng tu phục hồi di sản kiến trúc Cung Điện Huế.
3 Phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn tài nguyên tại khu di tích lịch sử quốc gia Tà Thiết / Võ Hoàng Minh, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Ngọc Hùng // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 6 (380) .- Tr. 53-55 .- 910
Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại di tích lịch sử Tà Thiết, tiềm năng của khu di tích Tà Thiết để phát triển du lịch sinh thái cũng như tồn tại và thách thức trong phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử tại khu di tích Tà Thiết.
4 Bảo tồn di tích lịch sử và giá nhà phố : nghiên cứu điển hình tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Hồng Thu, Nguyễn Lưu Bảo Đoan, Nguyễn Anh Tuấn // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 18-38 .- 658
Nghiên cứu đóng góp cho cuộc tranh luận về vai trò và tác động của các công trình được xếp hạng là di tích văn hóa - lịch sử tại Việt Nam. Mặc dù các học giả tham gia tranh luận nhận định tích cực về những giá trị của bảo tồn các công trình có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, kiến trúc tại TP. Hồ Chí Minh, vẫn chưa có nhiều bằng chứng thực nghiệm bảo vệ quan điểm này. Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát giá nhà và tìm hiểu mối quan hệ giữa giá nhà phố và sự hiện diện của các công trình đã được xếp hạng di tích văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng mô hình định giá Hedonic cho 260 nhà phố tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho thấy khoảng cách từ nhà đến di tích gần nhất càng tăng thì giá nhà càng giảm. Kết quả nghiên cứu gợi ý cần xem xét chính sách thuế trong giao dịch bất động sản và khuyến khích cộng đồng chủ động tham gia hoạt động bảo tồn nhằm đạt được hiệu quả cao.
5 Thực trạng bảo tồn các giá trị di sản văn hóa trong du lịch tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi / Trương Mai Thanh, Bùi Thị Thanh Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 518 tháng 6 .- Tr. 65-66 .- 398.22
Khái quát về các di sản văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; Tác động của hoạt động du lịch đến bảo tồn các giá trị di sản văn hóa; ; Thực trạng khai thác du lịch tại các giá trị di sản văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; Giải pháp.
6 Lai Châu phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa / Hoàng Quốc Trung // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 5 tháng 5 .- Tr. 58-59 .- 910
Tập trung thực hiện một số giải pháp như tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về du lịch và văn hóa tộc người; Tăng cường nguồn lực đầu tư cho du lịch văn hóa tộc người; Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tộc người; Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ du lịch văn hóa tộc người; Tổ chức, quản lý và quy hoạch du lịch văn hóa tộc người.