Chính sách tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động mạnh bởi đại dịch COVID 19
Tác giả: Hoàng Xuân QuếTóm tắt:
Bài viết tập trung phân tích thực trạng điều hành chính sách tiền tệ trong vài năm gần đây, đặc biệt là năm 2020 và 2021 khi nền kinh tế Việt Nam đối mặt với đại dịch Covid-19. Với những diễn biến khó lường của nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch, tuy nhiên có thể nói chính sách tiền tệ đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam điều hành khá linh hoạt và chủ động. Vì vậy, đã góp phần ổn định hệ thống tài chính cũng như góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi làn sóng dịch lần thứ tư ập đến và gây hệ lụy vô cùng nặng nề về nhiều mặt, cả về kinh tế cũng như an sinh xã hội… trên phạm vi toàn quốc thì chính sách tiền tệ đã bộc lộ một số bất cập: tỷ lệ dự trữ bắt buộc mặt dù đã được hạ thấp nhưng vẫn còn ở mức cao, hạn mức tín dụng được duy trì quá lâu dẫn đến tình trạng xin cho “room” tín dụng… Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện mới, thí dụ hạ thấp dự trữ bắt buộc xuống 0,5% cho 2 tháng cuối năm 2021, giảm tiếp 0,5% trong quý I/2022, đồng thời bỏ hạn mức tín dụng đang duy trì bấy lâu nay.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản