Phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam : lý luận, thực trạng và định hướng
Tác giả: Ngô Thắng LợiTóm tắt:
Vị trí, tầm quan trọng của “Phát triển xã hội bền vững đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” đã được xác định rõ trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Khai thác khía cạnh này, bài viết đã đưa ra quan điểm: Phát triển xã hội bền vững không phải chỉ là việc cải thiện chất cuộc sống, môi trường sống một cách đơn thuần mà điểm nhấn ở đây, nó phải được bảo đảm bằng các nguồn lực tài chính và vật chất có được dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế. Theo cách tiếp cận đó, bài viết đề xuất bộ tiêu chí phản ánh và 3 cấp độ phát triển xã hội bền vững. Với việc xử lý chuỗi số liệu 10 năm (2011-2020), bài viết đã đánh giá phát triển bền vững xã hội của Việt Nam khi kết thúc thời kỳ chiến lược 2011-2020 đạt được ở cấp độ 2 và đề xuất sử dụng mô hình phát triển hài hòa để cụ thể hóa các quan điểm và giải pháp thành những hành động cụ thể nhằm phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cao hơn trong giai đoạn chiến lược mới (2021-2030).
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển