Cải cách hệ thống Tòa án của Phần Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Trương Thị Hồng HàTóm tắt:
Hiến pháp Phần Lan bảo đảm mọi người có quyền được xét xử vụ án của mình một cách thích hợp và không bị trì hoãn quá mức bởi một tòa án hoặc cơ quan công quyền khác. Mọi người cũng có quyền có một quyết định ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của mình được xem xét bởi một tòa án hoặc cơ quan tư pháp khác. Ngoài ra, Hiến pháp còn có các quy định cơ bản về xét xử công bằng và quản trị tốt. Các bảo đảm chính của những điều này là công khai tố tụng, quyền được xét xử, quyền nhận quyết định có căn cứ và quyền kháng cáo quyết định. Trong quá trình hoạt động, để tuân thủ những quy định đó của Hiến pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và bảo vệ công lý, hệ thống tòa án Phần Lan đã thực hiện nhiều cải cách, đổi mới về tổ chức và hoạt động. Bài viết tập trung phân tích mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án Phần Lan và quá trình cải cách, đổi mới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp.
- Kiểm tra, giám sát kế toán doanh nghiệp trên thế giới và bài học cho Việt Nam
- Pháp luật về kinh tế tuần hoàn của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch: kinh nghiệm một số nước Châu Á và bài học cho tỉnh Thanh Hóa
- Huy động tài chính xanh hướng tới phát triển bền vững: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
- Nghiên cứu chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics: bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản