Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Tác giả: Phạm Tất Thành, Nguyễn Thị Tuyết NgaTóm tắt:
Bài viết này muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp lý khá đầy đủ về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học (BĐ&KĐCL), nhưng thực tế hoạt động BĐ&KĐCL còn nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém. phải chăng do đây là lĩnh vực mới nên cách tiếp cận trong xây dựng chính sách, pháp luật của Việt nam suốt thời gian qua là tiếp cận từng phần, ít nhiều mang tính chắp vá, thoạt đầu chịu ảnh hưởng tư tưởng kiểm định chất lượng của Mỹ, rồi chuyển sang học tập mô hình BĐCL Châu Âu, đến nay thì vay mượn gần như nguyên vẹn các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng AUN-QA. Nội dung bài viết chỉ ra rằng, để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật BĐ&KĐCL một cách bền vững, nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế thì cần chuyển sang cách tiếp cận tổng thể theo hướng xây dựng Khung BĐCL quốc gia trên cơ sở học tập các Khung BĐCL khu vực, đặc biệt là Khung BĐCL ASEAN.
- Làm rõ một số nội dung khi cơ sở giáo dục đại học tham gia kiểm định và xếp hạng quốc tế?
- Sử dụng kiểm định giả thuyết Bayes và Neymanpearson cho bộ tự mã hóa để phát hiện bất thường trong an ninh mạng
- Kiểm định các nhân tố chính tác động tới kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2020
- Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Kiểm định mô hình SYS-GMM
- Ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chính và phân cụm dữ liệu đánh giá kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục Đại học