Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Tác giả: Phạm Tất Thành, Nguyễn Thị Tuyết NgaTóm tắt:
Bài viết này muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp lý khá đầy đủ về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học (BĐ&KĐCL), nhưng thực tế hoạt động BĐ&KĐCL còn nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém. phải chăng do đây là lĩnh vực mới nên cách tiếp cận trong xây dựng chính sách, pháp luật của Việt nam suốt thời gian qua là tiếp cận từng phần, ít nhiều mang tính chắp vá, thoạt đầu chịu ảnh hưởng tư tưởng kiểm định chất lượng của Mỹ, rồi chuyển sang học tập mô hình BĐCL Châu Âu, đến nay thì vay mượn gần như nguyên vẹn các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng AUN-QA. Nội dung bài viết chỉ ra rằng, để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật BĐ&KĐCL một cách bền vững, nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế thì cần chuyển sang cách tiếp cận tổng thể theo hướng xây dựng Khung BĐCL quốc gia trên cơ sở học tập các Khung BĐCL khu vực, đặc biệt là Khung BĐCL ASEAN.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển