Những bất cập về pháp lý trong mô hình liên thông 9+ của giáo dục nghề nghiệp
Tác giả: Chu Hồng ThanhTóm tắt:
Giáo dục Việt Nam mặc dù đã trải qua nhiều cuộc cải cách và đổi mới nhưng vẫn đang trong vòng xoay vần của sự "thí nghiệm", "thí điểm", mà càng thí điểm dường như càng lạc hậu và bị tàn phá bởi sự cục bộ và cách nhìn phiến diện. Việc giao cho nhiều bộ cùng quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, tách cao đẳng của giáo dục đại học về GDNN và duy trì quá lâu cơ chế chủ quản đã là những trải nghiệm đi ngược lại với mô hình tiêu chuẩn quốc tế ISCED của UNESCO năm 2011, có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014. Không thể nào có phân luồng và liên thông nếu giáo dục quốc dân không được tồn tại với tư cách là một hệ thống thống nhất. Việc đưa ra mô hình 9+ lại một lần nữa tàn phá thêm hệ thống giáo dục quốc dân, làm suy giảm thêm sức mạnh của toàn bộ hệ thống. Vì vậy, không thể không xem xét mô hình này một cách nghiêm túc và đặc biệt là không thể dung túng cho sự tùy tiện và cục bộ như cách làm từ trước đến nay trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu