CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục nghề nghiệp

  • Duyệt theo:
1 Rào cản thực hiện nghiên cứu khoa học đối với các nhà giáo lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp Y tế: Nghiên cứu cắt ngang tại Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa / Trần Thị Mỹ Tuyết, Nguyễn Hoàng Mỹ Thuyên // .- 2024 .- Tập 20 - Số 05 .- Tr. 65-70 .- 370

Bài viết tập trung đánh giá những rào cản thực hiện nghiên cứu khoa học của các nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp Y tế đáp ứng tiêu chí nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục. Số liệu được thu thập sử dụng bộ câu hỏi khảo sát 05 mức độ đánh giá gồm 51 câu bao phủ 06 nhóm rào cản: Cá nhân, nghề nghiệp, cơ sở vật chất, tài chính, chuyên môn nghiệp vụ nghiên cứu khoa học và rào cản thuộc về quản lí - tổ chức.

2 Xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Quốc Tuấn // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 158 - 161 .- 370

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng đến việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc xây dựng mô hình trường học thông minh là vấn đề cấp thiết đặt ra cho sự phát triển chung của ngành Giáo dục. Để có một tiến trình xây dựng các cơ sở nghề nghiệp thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả đưa ra một số đặc trưng cơ bản của mô hình nhà trường thông minh và phân tích thực trạng giáo dục hiện nay, từ đó, đề xuất giải pháp xây dựng trường học thông minh trong bối cảnh hiện nay.

3 Đề xuất mô hình quản trị theo hướng tự chủ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội / Phạm Quang Vinh, Khương Thị Nhàn, Lê Thu Trà // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 61-63 .- 332

Các quy định quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN) được quy định tại điều 25 của Luật giáo dục nghề nghiệp 2019 và chi tiết tại điều lệ trường trung cấp năm 2021, điều lệ trường cao đẳng năm 2021 gồm: tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, tự chủ về tài chính – tài sản, tự chủ về hoạt động môn. Trong nghiên cứu này, mô hình quản trị theo hướng tự chủ tại các CSGDNN trên địa bàn thành Nội được đề xuất dựa trên các nội dung của công tác quản trị: mục tiêu quản trị, nội dung quản trị, nguồn lực quản trị và phương thức quản trị. Từ khóa:

4 Tạo tiền đề thúc đẩy tự chủ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp / Nguyễn Đình Luận // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr. 139-140 .- 658

Đổi mới giáo dục trong đó có giáo dục nghề nghiệp theo hướng tự chủ là chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước. Công tác tự chủ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời gian qua tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thưc hiện. Bài viết phân tích thưc trạng tự chủ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay và đề xuất các giải pháp tạo tiền đề thúc đẩy công tác này trong thời gian tới.

5 Tạo đột phá trong hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp thích ứng với quá trình chuyển đổi số / Đoàn Thục Quyên // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 790 .- Tr. 121 - 122 .- 658

Giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho thị trường lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số của quốc gia, giáo dục nghề nghiệp càng có vị trí quan trọng trong việc tạo ra nguồn lực chất lượng cho quá trình này. Bối cảnh đó đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác đào tạo để đáp ứng yêu cầu mới.

6 Những bất cập về pháp lý trong mô hình liên thông 9+ của giáo dục nghề nghiệp / Chu Hồng Thanh // Luật học .- 2021 .- Số 5 .- Tr.26 - 29 .- 344.59707

Giáo dục Việt Nam mặc dù đã trải qua nhiều cuộc cải cách và đổi mới nhưng vẫn đang trong vòng xoay vần của sự "thí nghiệm", "thí điểm", mà càng thí điểm dường như càng lạc hậu và bị tàn phá bởi sự cục bộ và cách nhìn phiến diện. Việc giao cho nhiều bộ cùng quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, tách cao đẳng của giáo dục đại học về GDNN và duy trì quá lâu cơ chế chủ quản đã là những trải nghiệm đi ngược lại với mô hình tiêu chuẩn quốc tế ISCED của UNESCO năm 2011, có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014. Không thể nào có phân luồng và liên thông nếu giáo dục quốc dân không được tồn tại với tư cách là một hệ thống thống nhất. Việc đưa ra mô hình 9+ lại một lần nữa tàn phá thêm hệ thống giáo dục quốc dân, làm suy giảm thêm sức mạnh của toàn bộ hệ thống. Vì vậy, không thể không xem xét mô hình này một cách nghiêm túc và đặc biệt là không thể dung túng cho sự tùy tiện và cục bộ như cách làm từ trước đến nay trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

7 Hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam / TS. Phạm Thị Thuý Hằng // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 169-170 .- 301.3

Bài viết phân tích hoạt động hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục nghề nghiệp thời gian tới

8 Kinh nghiệm phát triển kỹ năng giáo dục nghề nghiệp tại một số nước / TS. Vũ Thị Như Quỳnh // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 171-172 .- 301.3

Bài viết đưa ra kinh nghiệm phát triển kỹ năng giáo dục nghề nghiệp tại một số nước và rút ra bài học cho Việt Nam

9 Để sử dụng hiệu quả nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp / Trần Thị Vân Anh // Tài chính .- 2021 .- Số 746 + 747 .- Tr. 73 - 74 .- 658

Bài viết phân tích nguồn lực từ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục nghề nghiệp và định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp.

10 Phát triển giáo dục nghề nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội / Phạm Viết Phương // .- 2021 .- Số 746 + 747 .- Tr. 79 - 80 .- 658

Bài viết phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp với an sinh xã hội và đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với an sinh xã hội.