Các nhân tố tác động tới chất lượng thể chế khu vực Châu Á giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Tác giả: Đinh Thị Thanh Vân, Trần Thị Phương DịuTóm tắt:
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 16 quốc gia khu vực Châu Á, giai đoạn 2007-2017 để đánh giá các nhân tố tác động tới chất lượng thể chế. Mô hình nghiên cứu sử dụng đánh giá tác động cố định và hồi quy hệ thông hai giai đoạn GMM cho phép xử lý các yếu tố không quan sát được, không thay đổi theo thời gian và hiện tượng nhân quả đồng thời giữa tăng trưởng kinh tế tới chất lượng thể chế. Bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, hai nhóm biến được xem xét bao gồm các yếu tố vĩ mô và các yếu tố liên quan đến quản trị nhà nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế kết hợp với sự ổn định các thông số vĩ mô tác động mạnh mẽ tới cải thiện chất lượng thể chế. Hơn nữa, ngược lại với tác động không rõ ràng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cấu trúc nguồn thu ngân sách của chính phủ có ảnh hưởng rõ ràng tới chất lượng thể chế.
- Đánh giá nguy cơ ngã của người bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thang điểm morse tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Thực trạng lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đến tiêm và hút dịch khớp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Đặc điểm hình thái tuyến giáp trên siêu âm ở phụ nữ sau mãn kinh
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân cao tuổi
- Thực trạng và kết quả điều trị thiếu máu ở người bệnh phẫu thuật chỉnh hình lớn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2023-2024