Tác động của các biến vĩ mô lên độ biến động thị trường chứng khoán – Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mô hình GARCH-MIDAS tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Minh, Hoàng Thị Thu HàTóm tắt:
Bài báo nghiên cứu vai trò của các biến vĩ mô lên độ biến động dài hạn của chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng mô hình GARCH-MIDAS – là mô hình cho phép nghiên cứu độ biến động sử dụng kết hợp các biến số có tần suất khác nhau. Phân tích thực nghiệm cho thấy các biến vĩ mô, nhìn chung, có tác động đáng kể đến độ biến động dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, kết quả cho thấy vai trò của các biến vĩ mô trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ khác. Thậm chí trong thời kỳ này, vai trò của các biến này là không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, vai trò của các biến vĩ mô cũng khá khác nhau, trong khi lãi suất có ảnh hưởng mạnh hơn nhưng tăng trưởng lại có tác động lâu dài hơn tới độ biến động dài hạn. Kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra các biến vĩ mô có ảnh hưởng mạnh hơn tới chỉ số HNX-Index so với chỉ số VN-Index.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu