Gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam
Tác giả: Đoàn Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Diệu Linh, Nguyễn Thị Huyền TrangTóm tắt:
Bài viết này nghiên cứu thực trạng gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam và xác định các nhân tố chính tác động tới gian lận thương mại. Gian lận hóa đơn được thực hiện qua việc khai sai giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu nhằm chuyển vốn phi pháp giữa các nước. Nhóm tác giả sử dụng số liệu mảng về xuất nhập khẩu của Việt Nam theo mã HS2 từ năm 2000 - 2017 để đo lường gian lận hoá đơn, sau đó sử dụng phương pháp hồi quy để ước lược tác động của các nhân tố tới gian lận hoá đơn của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy khi lãi suất và tính ổn định chính trị ở quốc gia đối tác càng cao thì càng làm tăng gian lận khai thiếu hoá đơn xuất khẩu. Trong khi đó, thặng dư cán cân vãng lai và tỷ giá có tác động cùng chiều tới gian lận khai thừa hoá đơn nhập khẩu, nhưng các nhân tố về lạm phát, lãi suất và tính ổn định chính trị ở quốc gia đối tác của Việt Nam lại làm giảm gian lận thông qua khai báo hoá đơn nhập khẩu. Những kết quả nghiên cứu này có hàm ý chính sách quan trọng trong việc định vị và định hướng chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát và ngăn chặn kịp thời gian lận hóa đơn xuất nhập khẩu.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản