Nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà, Nguyễn Hồng SơnTóm tắt:
Tiết kiệm, chống lãng phí đã được Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khi đề cập đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã chỉ rõ: “Công tác phòng, chống lãng phí chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý lãng phí vẫn còn hạn chế... lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp... ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”. Lãng phí đã, đang và tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong Nhân dân, là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi làm rõ hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020; giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và năm tiếp theo; đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở nước ta trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
- Sự phát triển quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền tham gia của người dân trong tiến trình đổi mới đất nước
- Tìm hiểu quá trình đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 35 năm đổi mới và đánh giá tổng quát kết quả đã thực hiện
- Các quan điểm chỉ đạo trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng
- Phát triển lý luận của Đảng về mô hình xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân: từ "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đến thực tiễn hiện nay