Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và mức chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Kim Oanh, Bùi Huy Trung, Phạm Thị Lâm AnhTóm tắt:
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của các quốc gia. Khủng hoàng đã thu hút sự chú ý của các nhà tạo lập chính sách và các nhà quản lý về mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ (CSTT) với rủi ro của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng và sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung. Trong bài viết này, các tác già đã khái quát những nghiên cứu trước đây về tác động của CSTT đến rủi ro của các NHTM, từ đó xây dựng mô hình định lượng để đánh giá tác động cùa CSTT đến rủi ro cùa các NHTM dựa ưên bộ dữ liệu dạng bàng cân đối (balanced panel data) của 12 ngân hàng trong khoảng thời gian từ quý 1/2010 đến quý IV/2019. Kết quà nghiên cứu cho thấy CSTT có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu) và tác động ngược chiều với rủi ro nói chung (Z-score) cùa các NHTM, cụ thể, khi CSTT nới lỏng được thực hiện sẽ làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tàng, tuy nhiên rủi ro nói chung giảm.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính