Phát triển biosensor từ tế bào saccharomyces Y486 mang phức hợp CPR-CY3A4 và DIN7-GFP để thử nghiệm phát hiện hợp chất tiền ung thư
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền, Bùi Văn NgọcTóm tắt:
Trình bày việc phát triển biosensor từ tế bào saccharomyces Y486 mang phức hợp CPR-CY3A4 và DIN7-GFP để thử nghiệm phát hiện hợp chất tiền ung thư. Trên thế giới và ở Việt Nam, mỗi ngày đều có một lượng lớn các chất độc hại từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất thực phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe thải ra môi trường. Trong đó nhiều hợp chất ngoại sinh bản chất là vô hại và không gây ung thư (tiền ung thư), nhưng khi vào cơ thể được hệ enzyme cytochrome P450 monoxygenase (CYP) chuyển hóa thành hợp chất nguy hại gây đột biến gen và có khả năng gây ung thư. Do đó, việc phát triển công cụ phân tích sinh học để nhanh chóng xác định các hợp chất tiền ung thư sẽ có ý nghĩa rất lớn trong công tác an toàn thực phẩm và kiểm soát môi trường.
- Đặc điểm gen KRAS, BRAF, các gen sửa chữa ghép cặp sai (MMR) và tình trạng biểu hiện protein MMR ở người bệnh ung thư đại trực tràng
- Nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện huyện Củ Chi
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não
- Đặc điểm hình thái vùng nối dạ dày thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược
- Đánh giá mức độ sạch và tuân thủ phác đồ chuẩn bị nội soi đại tràng có sử dụng phần mềm điện thoại thông minh