Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến năng suất lao động tỉnh Hà Giang: Cách tiếp cận từ phương pháp chuyển dịch tỷ trọng
Nhóm Tác giả: Đinh Hồng Linh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Lan AnhTóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm phân tích đặc điểm năng suất lao động và lượng hóa tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất lao động tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2015-2019. Sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng, kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng năng suất lao động tỉnh Hà Giang là do hiệu ứng dịch chuyển tĩnh và tăng năng suất lao động nội ngành, khiến lao động dịch chuyển sang các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Trong khi đó, hiệu ứng dịch chuyển động có tác động ngược chiều, phản ánh sự thay đổi tỷ trọng lao động chưa tương xứng với mức gia tăng năng suất lao động của tỉnh. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị đã được đề xuất nhằm cải thiện chất lượng tăng năng suất lao động của tỉnh Hà Giang.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển