Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và COVID19
Nhóm Tác giả: Phạm Hồng Chương, Trần Quế Nhi, La Gia Long, Doãn Hà My, Vũ Tiến Đức, Phạm Thị HuyềnTóm tắt:
Dịch Covid19 bùng phát đã tạo sức ép buộc các quốc gia, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân thay đổi hành vi, trong đó có hành vi học tập. Bài viết được thực hiện với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh đó. Mô hình kết hợp giữa TPB và TAM được sử dụng để nghiên cứu. Các phân tích EFA, CFA và SEM trên nền cơ sở dữ liệu thu thập được từ khảo sát 913 sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên toàn quốc, đã khẳng định cả 4 yếu tố trong mô hình nghiên cứu (hiệu chỉnh), gồm: những thay đổi của nhà trường, cảm nhận về giá trị, và thái độ của sinh viên với việc học trực tuyến đều có ảnh hưởng thuận chiều tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của họ. Một số bình luận và kiến nghị đã được đề xuất để giúp cho việc học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh “bình thường mới” hiệu quả hơn.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu