Phân tích hiệu quả quy mô của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên
Tác giả: Lê Kim LongTóm tắt:
Nghiên cứu này trình bày tóm lược nền tảng lý thuyết kinh tế về hiệu quả quy mô và áp dụng phương pháp phi tham số để ước lượng chỉ số này cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên trong năm sản xuất 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm có thể gia tăng 8% nếu lựa chọn được quy mô diện tích sản xuất tối ưu (0,97 ha/hộ). Hơn nữa, nghề nuôi tôm thâm canh tại Phú Yên vẫn có tới hơn 54,24% số hộ nuôi có quy mô diện tích sản xuất nhỏ hơn mức diện tích tối ưu và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng chính thức của nông hộ vẫn rất hạn chế. Để hướng đến một nghề nuôi tôm thẻ công nghiệp và bền vững cho Phú Yên, các chính sách về đất đai và tiếp cận tín dụng chính thức cho nghề nuôi tôm thâm canh là rất quan trọng.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển