Tác động của CPTPP đối với doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên
Tác giả: Nguyễn Văn ĐạtTóm tắt:
Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP) mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp cà phê ở Tây Nguyên vẫn chưa chủ động tìm hiểu thông tin, do đó thông tin về các thị trường tiềm năng còn mù mờ. Dự báo trong bối cảnh các điều kiện kinh tế căn bản được giữ nguyên, xuất khẩu của VN có thể sẽ tăng thêm 4,2%, mức tăng xuất khẩu sẽ là 6,9% vào năm 2030, xuất khẩu của VN sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ̉ đô-la Mỹ lên 80 tỷ̉ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
- Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam : nhận diện bất cập và đề xuất một số giải pháp
- Kiến trúc tham chiếu chuyên ngành đa dạng sinh học trong hệ thống thông tin lĩnh vực môi trường
- Tối ưu hóa quá trình tiền xử lý bã mía bằng axit formic phục vụ cho sản xuất ethanol sinh học
- Nghiên cứu thu hồi nitơ và photpho từ nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ kết tủa struvite
- Tình hình thực hiện chỉ số hoạt động môi trường (EPI) của Việt Nam năm 2024