Di dân nhằm khơi thông tụ đọng lao động cho phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Đắng, Thái Minh QuânTóm tắt:
Mối quan hệ giữa di dân và quá trình phát triển ngày càng được khẳng định chặt chẽ qua nhiều nghiên cứu và chính sách của Chính phủ. Di dân vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, đồng thời sự phát triển về kinh tế - xã hội tạo ra lực đẩy và hút cho quá trình di dân. Người di cư, với tư cách là một bộ phận đáng kể của lực lượng lao động, là nền tảng cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội lại là những người tạo ra sự tụ đọng dân số khi mà các luồng di dân không được khơi thông. Tình trạng tụ đọng quá lớn dân số ở nông thôn là một nguyên nhân làm cho năng suất lao động thấp, quá trình phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiệu quả diễn ra chậm chạp. Sự tụ đọng này đồng thời cũng diễn ra ở các thành phố lớn khi mà luồng di dân ‘đảo chiều’ còn yếu ớt và không được quan tâm đến. Bài viết này tác giả đi vào phân tích sự tụ đọng lao động tại nông thôn và thành thị, nguyên nhân của sự tụ đọng này là do sự chưa khơi thông cả hai dòng di dân là dòng di dân truyền thống và di dân đảo chiều từ đó tác giả có đề xuất Khuyến nghị.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển