Quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp và kết cấu thị trường cạnh tranh
Tác giả: Đào Ngọc BáuTóm tắt:
Kinh tế học đã chứng minh, cạnh tranh và độc quyền đều có ưu và nhược điểm. Nếu đề cao quá mức cạnh tranh sẽ dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp lớn, từ đó không thể tận dụng được lợi thế của kinh tế quy mô, đồng thời làm suy giảm sức cạnh tranh của một quốc gia do không thể hình thành được doanh nghiệp lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Độc quyền có thể khắc phục được hạn chế của cạnh tranh nhưng nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến hiện tượng tăng giá bán, giảm sản lượng, chậm đổi mới kỹ thuật…, từ đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế. Kết hợp ưu điểm của cạnh tranh và độc quyền để tạo ra kết cấu thị trường cạnh tranh hữu hiệu là trào lưu phổ biến hiện nay, được đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích và đi đến kết luận rằng, việc thừa nhận doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh là để hình thành kết cấu thị trường cạnh tranh hữu hiệu, không phải để hình thành kết cấu thị trường cạnh tranh tự do. Nói cách khác, quyền tự do cạnh tranh không nên được hiểu đồng nhất với kết cấu thị trường cạnh tranh tự do, có như vậy mới đảm bảo thực thi hiệu quả chính sách cạnh tranh quốc gia.
- Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay
- Chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhìn từ luật quan hệ đối ngoại năm 2023
- Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Trung Đông
- Tương tác quốc tế tại khu vực biên giới đất liền từ góc nhìn của các lý thuyết quan hệ quốc tế
- Phát huy vai trò đối ngoại nhân dân trong nền ngoại giao Việt Nam toàn diện từ nay đến 2030