CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quyền--Tự do kinh doanh

  • Duyệt theo:
1 Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh / Chu Thị Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 12 - 19 .- 340

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dẫn đến sự ra đời của những ngành nghề kinh doanh mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số theo mô hình kinh tế chia sẻ. Đây là những ngành nghề kinh doanh được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mới này còn gặp phải nhiều khó khăn do sự hạn chế, bất cập của khung pháp lý hiện hành. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích việc hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh trong mô hình kinh tế chia sẻ, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển mô hình này ở Việt Nam.

2 Quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp và kết cấu thị trường cạnh tranh / Đào Ngọc Báu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 20 (420) .- .- 340

Kinh tế học đã chứng minh, cạnh tranh và độc quyền đều có ưu và nhược điểm. Nếu đề cao quá mức cạnh tranh sẽ dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp lớn, từ đó không thể tận dụng được lợi thế của kinh tế quy mô, đồng thời làm suy giảm sức cạnh tranh của một quốc gia do không thể hình thành được doanh nghiệp lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Độc quyền có thể khắc phục được hạn chế của cạnh tranh nhưng nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến hiện tượng tăng giá bán, giảm sản lượng, chậm đổi mới kỹ thuật…, từ đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế. Kết hợp ưu điểm của cạnh tranh và độc quyền để tạo ra kết cấu thị trường cạnh tranh hữu hiệu là trào lưu phổ biến hiện nay, được đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích và đi đến kết luận rằng, việc thừa nhận doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh là để hình thành kết cấu thị trường cạnh tranh hữu hiệu, không phải để hình thành kết cấu thị trường cạnh tranh tự do. Nói cách khác, quyền tự do cạnh tranh không nên được hiểu đồng nhất với kết cấu thị trường cạnh tranh tự do, có như vậy mới đảm bảo thực thi hiệu quả chính sách cạnh tranh quốc gia.

3 Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tự do kinh doanh / Đỗ Thị Thu Hằng // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 34 – 38 .- 340

Quyền tự do kinh doanh là một quyền cơ bản trong hệ thống quyền con người. Mục đích bảo đảm quyền tự do kinh doanh nhằm trước hết là làm cho chủ thể kinh doanh được thụ hưởng và thực hiện được đầy đủ các quyền tự do kinh doanh. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tự do kinh doanh nhằm làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp luật và xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam.

4 Phổ quát hóa quyền tự do kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế / Dương Anh Sơn, Nguyễn Thị Thu Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 19 (395) .- Tr. 13 – 19 .- 340

Quyền tự do kinh doanh phải được đảm bảo và trở nên phổ quát do vai trò thực sự to lớn của quyền này và để quá trình tự do hóa thương mại nói riêng và và toàn cầu hóa nói chung diễn ra tại Việt Nam thu được hiệu quả cao. Trong đó tiên phong là pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư, pháp luật cạnh tranh,…nói riêng và pháp luật kinh tế của Việt Nam nói chung cần phải phổ quát hóa quyền tự do kinh doanh – quyền kinh tế của con người.