Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Thị Thanh ThuỷTóm tắt:
Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án. Với nhiều ưu thế như: Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tính linh hoạt, tiết kiêmk thời gian, chi phí, đảm bảo bí mật kinh doanh; phán quyết trọng tài là phán quyết cuối cùng, có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên và không những được thi hành trong nước mà còn cả ở 157 nước thành viên theo Công ước New York về Công nhận và Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài năm 1958 mà Việt Nam là thành viên. Vì những ưu điểm này mà trong những năm gần đây phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được cộng đồng doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập cần nghiên cứu và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật.
- Về mô hình “tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam qua pháp luật của một số quốc gia
- Bên thứ ba tài trợ khởi kiện trong trọng tài thương mại quốc tế - Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam
- Thời điểm tòa án xem xét thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
- Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án quốc gia khi trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp ở nước ngoài – kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam
- Tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài: Kinh nghiệm nước ngoài cho Việt Nam