Chất lượng thể chế quản trị địa phương và tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tuyết Nhung, Lê Quang CảnhTóm tắt:
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy chiều hướng tác động khác nhau giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương, điều này có thể xuất phát từ thước đo chất lượng thể chế quản trị hoặc phương pháp kiểm định. Nghiên cứu này sử dụng các chỉ số thể chế quản trị cấp tỉnh được xây dựng từ hai bộ dữ liệu PAPI và PCI trong nghiên cứu của Đỗ Tuyết Nhung & Lê Quang Cảnh (2020) để tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở đó ước lượng tác động của thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa hai biến số tồn tại mối quan hệ nhân quả, và khi được kiểm soát tính nội sinh thì thể chế quản trị có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Kết quả này ủng hộ các gợi ý chính sách cải thiện chất lượng thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh Việt Nam.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính