Điện thoại thông minh thúc đẩy tiếp cận tín dụng của hộ gia đình ở Tây Bắc, Việt Nam : hàm ý chính sách ứng dụng công nghệ số trong thúc đẩy tài chính toàn diện ở nông thôn
Tác giả: Đỗ Xuân LuậnTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm kiểm định giả thuyết cho rằng sở hữu điện thoại thông minh tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ nông thôn. Nghiên cứu phát triển mô hình probit với biến công cụ (IVprobit) để phân tích số liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 539 hộ nông thôn ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Kết quả cho thấy sở hữu điện thoại thông minh có tương quan thuận tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông thôn. Điện thoại giúp người dân tiếp cận các thông tin về nguồn vốn, điều kiện và quy trình vay vốn thuận tiện hơn. Điện thoại cũng giúp người dân nắm bắt được các kiến thức sản xuất, kinh doanh để tăng kiến thức và năng lực tiếp cận và sử dụng vốn vay. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng phát triển các ứng dụng trên điện thoại thông minh để cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác tới nông thôn miền núi là tiềm năng để giảm chi phí giao dịch và sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp. Tuy vậy, các rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch cần được giảm thiểu để tăng niềm tin của người sử dụng. Ngoài ra, nâng cao năng lực cho người dân nông thôn trong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh là rất cần thiết.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển