Quản trị lợi nhuận và nợ: bằng chứng từ các công ty niêm yết ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Phương, Phạm Nguyễn Đình TuấnTóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật ước lượng D-GMM với dữ liệu bảng không cân bằng từ 1.349 công ty trên sàn chứng khoán với 10.130 quan sát trong khoảng thời gian từ 2010 - 2018. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm kiểm chứng mối liên hệ giữa nợ và quản trị lợi nhuận trong bối cảnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu một mặt phù hợp với lý thuyết kế toán chứng thực trong bối cảnh của các nước có thị trường chứng khoán phát triển, theo đó nợ mất vai trò giám sát trong việc giảm động cơ của người quản lý. Mặt khác, nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng về ảnh hưởng của kỳ hạn và cơ cấu nợ đến quản trị lợi nhuận. Theo đó, lợi nhuận được người quản lý điều chỉnh tăng nếu công ty có nợ ngắn hạn lớn hoặc số dư nợ tăng so với năm trước. Ngược lại, lợi nhuận được điều chỉnh giảm khi công ty có nợ dài hạn cao. Ngoài ra, nợ ngân hàng không còn vai trò giám sát như kỳ vọng, người quản trị có xu hướng lựa chọn điều chỉnh tăng lợi nhuận với mức độ cao trong trường hợp dư nợ lớn và tăng so với năm trước. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng từ nợ đến quản trị lợi nhuận mang tính dài hạn, theo đó người quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận ngày càng tăng dưới áp lực từ nợ.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính