Kết hợp mô hình M-Score Beneish và chỉ số Z-Score để nhận diện khả năng gian lận báo cáo tài chính
Tác giả: Phạm Thị Mộng TuyềnTóm tắt:
Tiếp tục kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đề tài về gian lận báo cáo tài chính với mục tiêu nhận diện những biến độc lập có khả năng phát hiện gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Tác giả tiến hành thu thập 450 BCTC của 150 công ty thuộc các nhóm ngành khác nhau được niêm yết trên HOSE. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sau biến độc lập có ảnh hưởng đến khả năng gian lận báo cáo tài chính đó là chỉ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (DSRI), chỉ số lợi nhuận gộp biên (GMI), chỉ số chất lượng tài sản (AQI), chỉ số đòn bẩy tài chính (LVGI), hệ số nguy cơ phá sản (Z-score) và biến phát hành cổ phiếu trong năm (ISSUE).
- Nghiên cứu sai phạm báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
- Nghiên cứu về mức độ minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Tác động của ủy ban kiểm toán đến chất lượng báo cáo tài chính - Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
- Bàn về các mô hình nhận diện khả năng gian lận BCTC : trường hợp mô hình Beneish’s M-Score và mô hình F-Score
- Tác động của đa dạng giới đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính