Thử hoạt tính sinh học và xác định hàm lượng jatrorrhizine bằng phương pháp LC/MS có trong thân cây mật gấu (Mahonia nepaulensis DC) ở Đại Từ Thái Nguyên
Tác giả: Lê Thị Giang, Nguyễn Thị Mỹ NinhTóm tắt:
Cây mật gấu (Mahonia nepaulensis DC.) là một trong nhiều cây thuốc quý ở Việt Nam. Trong nội dung nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát các lớp chất, thử hoạt tính sinh học và xác định hàm lượng jatrorrhizine có trong thân cây mật gấu. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp ngâm chiết để thu dịch chiết, phương pháp hóa học để khảo sát các lớp chất từ dịch chiết cây mật gấu, phương pháp thử hoạt tính sinh học, phương pháp xây dựng đường chuẩn để xác định hàm lượng phần trăm jatrorrhizine. Kết quả cho thấy trong cặn chiết ethanol của thân cây mật gấu có alkaloids, steroids, coumarin, cardiac glycosides. Cặn chiết ethanol có khả năng kháng yếu đối với chủng nấm mốc Fusarium oxysporum (200 μg/mL), cặn nbutanol có khả năng kháng yếu đối với chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus (149,3 μg/mL). Hàm lượng jatrorrhizine có trong cây mật gấu là 0,682203%. Việc xác định hàm lượng jatrorrhirine có trong thân cây mật gấu có ý nghĩa quan trọng trong việc mở ra hướng nghiên cứu thuốc chữa bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến và bệnh Alzheimer.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vi phẫu của cây Dủ dẻ trâu (Melodorum fruticosum Lour.) thu hái tại Quảng Nam
- Tình hình sử dụng và kết quả can thiệp việc sử dụng hợp lý thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2016-2017
- Tác dụng của HXH trên thời gian giao hợp và một số chỉ tiêu xét nghiệm ở bệnh nhân xuất tinh sớm
- Tổng hợp và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất pyrazolon
- Tổng hợp và thử hoạt tính gây độc tế bào của 5 –(4’hydroxybenzyliden) hydantoin và dẫn chất base Mannich