Thử hoạt tính sinh học và xác định hàm lượng jatrorrhizine bằng phương pháp LC/MS có trong thân cây mật gấu (Mahonia nepaulensis DC) ở Đại Từ Thái Nguyên
Tác giả: Lê Thị Giang, Nguyễn Thị Mỹ NinhTóm tắt:
Cây mật gấu (Mahonia nepaulensis DC.) là một trong nhiều cây thuốc quý ở Việt Nam. Trong nội dung nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát các lớp chất, thử hoạt tính sinh học và xác định hàm lượng jatrorrhizine có trong thân cây mật gấu. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp ngâm chiết để thu dịch chiết, phương pháp hóa học để khảo sát các lớp chất từ dịch chiết cây mật gấu, phương pháp thử hoạt tính sinh học, phương pháp xây dựng đường chuẩn để xác định hàm lượng phần trăm jatrorrhizine. Kết quả cho thấy trong cặn chiết ethanol của thân cây mật gấu có alkaloids, steroids, coumarin, cardiac glycosides. Cặn chiết ethanol có khả năng kháng yếu đối với chủng nấm mốc Fusarium oxysporum (200 μg/mL), cặn nbutanol có khả năng kháng yếu đối với chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus (149,3 μg/mL). Hàm lượng jatrorrhizine có trong cây mật gấu là 0,682203%. Việc xác định hàm lượng jatrorrhirine có trong thân cây mật gấu có ý nghĩa quan trọng trong việc mở ra hướng nghiên cứu thuốc chữa bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến và bệnh Alzheimer.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam