Thực trạng đối phó căng thẳng tâm lý cấp tính của bố mẹ có con nằm điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019
Tác giả: Trần Lệ Thu, Nguyễn Thị Tú Ngọc, Bùi Thị HảiTóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng đối phó với căng thẳng tâm lý cấp tính của bố mẹ có con nằm điều trị tại phòng Chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019. Nghiên cứu được thực hiện trên 68 bố, mẹ có con nằm điều trị tại phòng ICU. Số liệu được thực hiện bởi bộ câu hỏi soạn sẵn theo thang PSS.PICU và Brief COPE. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ căng thẳng tâm lý cấp tính của bố, mẹ trẻ tại thời điểm trẻ điều trị tại phòng ICU trên 24h và không quá 01 tuần là 95,6% và con số này đã giảm đáng kể tại thời điểm sau đó 01 tuần với 58,8%. Sự đối phó với căng thẳng tâm lý cấp tính của bố, mẹ trẻ ở mức độ trung bình với 2,67 ± 0,69 điểm. Trong đó, hành vi tập trung vào vấn đề có điểm trung bình cao nhất với 2,89 ± 0,7 điểm. Có mối tương quan giữa giới, trình độ văn hóa của bố mẹ trẻ, giới tính của trẻ, tình trạng của trẻ sau 01 tuần điều trị với sự đối phó căng thẳng tâm lý cấp tính của bố, mẹ trẻ.
- Đánh giá nguy cơ ngã của người bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thang điểm morse tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Thực trạng lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đến tiêm và hút dịch khớp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Đặc điểm hình thái tuyến giáp trên siêu âm ở phụ nữ sau mãn kinh
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân cao tuổi
- Thực trạng và kết quả điều trị thiếu máu ở người bệnh phẫu thuật chỉnh hình lớn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2023-2024