CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tâm thần học

  • Duyệt theo:
1 Tỷ lệ mắc và thể lâm sàng của tâm căn suy nhược trên bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung / Hoàng Lê Hải Yến, Trịnh Thị Lụa // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2022 .- Số 73 .- Tr. 57-64 .- 610

Mô tả tỷ lệ mắc và phân thể lâm sàng theo y học cổ truyền và y học hiện đại của tâm căn suy nhược trên bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung.

2 Thực trạng trầm cảm , lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020 / Trần Thu Hằng, Văn Đình Hòa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 186-194 .- 610

Nhằm mô tả thực trạng trầm cảm , lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020. Tỷ lệ người sử dụng ma túy xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress khá cao lần lượt là 31,7%, 64,3%, 22,8%. Dấu hiệu trầm cảm ở người sử dụng ma túy có mối liên quan với các yếu tố: nhóm tuổi >= 41 tuổi, tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện và tiền sử không tiêm chích ma túy. Trong khi đó, dấu hiệu stress ở người sử dụng ma túy có mối liên quan với các yếu tố: tần suất sử dụng đồ uống có cồn, tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện, mức độ nguy cơ do dùng chất dạng thuốc phiện và tiền sử không tiêm chích ma túy. Kết quả nghiên cứu gợi ý những can thiệp về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là vấn đề trầm cảm cần tập trung vào nhóm sử dụng ma túy trên 41 tuổi. Tăng cường khám và điều trị tâm thần cho người sử dụng ma túy, đặc biệt ở nhóm không tiêm chích ma túy; nhóm sử dụng đồ uống có cồn, chất dạng thuốc phiện hàng tuần.

3 Giá trị của trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE) trong sàng lọc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng / Cao Mạnh Long, Hồ Thị Kim Thanh, Trần Khánh Toàn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 229-236 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE) trong sàng lọc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng. Kết quả cho thấy diện tích dưới đường cong ROC của trắc nghiệm MMSE là 0,89. Điểm cắt tối ưu để chẩn đoán sa sút trí tuệ dựa vào trắc nghiệm MMSE là 19/20 với độ nhạy 0,75 và độ đặc hiệu 0,93. Tại điểm cắt 23/24, trắc nghiệm MMSE có độ nhạy, và độ đặc hiệu lần lượt là 0,88 và 0,72 với 32,4% người cao tuổi có khả năng mắc sa sút trí tuệ. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiêu chuẩn DSM – 5 là 7,2%. MMSE có giá trị cao trong sàng lọc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng ở Việt Nam với ngưỡng điểm 23/24.

4 Thực trạng đối phó căng thẳng tâm lý cấp tính của bố mẹ có con nằm điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019 / Trần Lệ Thu, Nguyễn Thị Tú Ngọc, Bùi Thị Hải // .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 35-40 .- 610

Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng đối phó với căng thẳng tâm lý cấp tính của bố mẹ có con nằm điều trị tại phòng Chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019. Nghiên cứu được thực hiện trên 68 bố, mẹ có con nằm điều trị tại phòng ICU. Số liệu được thực hiện bởi bộ câu hỏi soạn sẵn theo thang PSS.PICU và Brief COPE. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ căng thẳng tâm lý cấp tính của bố, mẹ trẻ tại thời điểm trẻ điều trị tại phòng ICU trên 24h và không quá 01 tuần là 95,6% và con số này đã giảm đáng kể tại thời điểm sau đó 01 tuần với 58,8%. Sự đối phó với căng thẳng tâm lý cấp tính của bố, mẹ trẻ ở mức độ trung bình với 2,67 ± 0,69 điểm. Trong đó, hành vi tập trung vào vấn đề có điểm trung bình cao nhất với 2,89 ± 0,7 điểm. Có mối tương quan giữa giới, trình độ văn hóa của bố mẹ trẻ, giới tính của trẻ, tình trạng của trẻ sau 01 tuần điều trị với sự đối phó căng thẳng tâm lý cấp tính của bố, mẹ trẻ.

5 Áp dụng kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ trong hỗ trợ điều trị ám ảnh cưỡng bức / Tô Thanh Phương // Y dược lâm sàng 108 (Điện tử) .- 2016 .- Số 4 .- Tr. 61-66 .- 610

Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ trong hỗ trợ điều trị ám ảnh cưỡng bức trên 10 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 năm 2015. Kết quả cho thấy 100% bệnh nhân hết ám ảnh với tần số hiệu quả điều trị hết ám ảnh là 25Hez.