Các nhân tố tác động tới thanh khoản ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả: Đỗ Hoài Linh, Lại Thị Thanh LoanTóm tắt:
Bài viết nghiên cứu các nhân tố tác động đến thanh khoản ngân hàng thương mại thông qua biến đại diện là tỷ lệ dư nợ/huy động vốn. Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng với bộ dữ liệu bảng thu thập từ 20 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng tài sản và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại đều có tác động nghịch chiều với thanh khoản ngân hàng thương mại. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại có xu hướng sử dụng đòn bẩy vốn cao hơn khi tăng tổng tài sản cũng như khả năng sinh lời, do đó, giảm tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiết kiệm quốc gia và thanh khoản thị trường tài chính ảnh hưởng tích cực giúp các ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ đòn bẩy và củng cố thanh khoản; trong khi, CPI tác động ngược chiều tới thanh khoản của ngân hàng thương mại. Do đó, bên cạnh việc kiểm soát của bản thân ngân hàng thương mại, thì các chính sách về khuyến khích tiết kiệm quốc gia, đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính cũng như kiểm soát lạm phát cũng góp phần đảm bảo an toàn thanh khoản ngân hàng thương mại.
- Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
- Cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong ngành ngân hàng
- Khẩu vị rủi ro của các ngân hàng Thương mại Việt Nam
- Ảnh hưởng của số hóa đến biên lãi ròng của Ngân hàng thương mại Việt Nam
- Những thách thức trong hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam