Đại dịch COVID-19: Cơ hội và thách thức cho Giáo dục Đại học Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Vân Hoa, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quỳnh HoaTóm tắt:
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu rộng tới tất các quốc gia trên thế giới, mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Gần 200 quốc gia đóng cửa các trường học, hơn 1.5 tỷ người học trên thế giới không được đến trường. Tại Việt Nam, hơn 1.7 triệu sinh viên không thể học tập trung trong bối cảnh giãn cách xã hội. Để người học có thể “dừng đến trường nhưng không dừng học”, các trường đại học Việt Nam đã và đang ứng phó với đại dịch theo nhiều cách khác nhau. Cuộc khảo sát nhanh trên Google doc. từ 9 - 11/4/2020, với mẫu nghiên cứu 826 phần tử là các cán bộ, giảng viên của các trường đại học Việt Nam, cho thấy dù gặp nhiều khó khăn, song các trường đã dần chủ động hơn trong việc vượt qua thách thức. Ở một góc nhìn tích cực, các trường đã và đang tìm cách khai thác cơ hội do sức ép từ Covid19, trở thành các trường đại học thông minh, tận dụng lợi thế của Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhằm xóa khoảng cách không gian, không phụ thuộc vào thời gian thực và tiệm cận chất lượng giáo dục thế giới. Tất nhiên, còn nhiều việc phải làm, mà chủ thể thực hiện sẽ không chỉ là các cơ sở giáo dục đại học mà cần có sự vào cuộc của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành khác. Sự đồng bộ hóa trong quy định, hướng dẫn, vận hành, quản lý và kiểm soát là những điều kiện không thể thiếu cho áp dụng giảng dạy trực tuyến, không chỉ ở giáo dục đại học mà cho cả ngành giáo dục nói chung.
- Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam : nhận diện bất cập và đề xuất một số giải pháp
- Kiến trúc tham chiếu chuyên ngành đa dạng sinh học trong hệ thống thông tin lĩnh vực môi trường
- Tối ưu hóa quá trình tiền xử lý bã mía bằng axit formic phục vụ cho sản xuất ethanol sinh học
- Nghiên cứu thu hồi nitơ và photpho từ nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ kết tủa struvite
- Tình hình thực hiện chỉ số hoạt động môi trường (EPI) của Việt Nam năm 2024