Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phương
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Nhàn, Bùi Thị Ánh TuyếtTóm tắt:
Mục tiêu nguồn nhân lực y tế (NNLYT) là bao phủ, năng lực và động lực tạo cơ sở mang lại tính công bằng, hiệu quả và phát triển của hệ thống y tế, từ đó đảm bảo chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Sự xuất hiện của Nhà nước với vai trò điều tiết trong phát triển nguồn nhân lực y tế (PTNNLYT) trình độ cao góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu nêu trên. Nghị quyết số 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị đã nêu rõ nguyên tắc chỉ đạo trong phát triển NNLYT “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt…”. Trong những năm qua, mặc dù đã có rất nhiều cải cách, nhưng quản lý nhà nước (QLNN) về PNNLYT trình độ cao vẫn còn nhiều bất cập trong tất cả các khía cạnh từ quy hoạch, chính sách; tổ chức quản lý đến kiểm soát PTNNLYT ở cả cấp trung ương và địa phương. Làm thế nào để nâng tầm chất lượng QLNN về PTNNLYT trình độ cao ở địa phương? Câu hỏi đặt ra chỉ có thể giải quyết thấu đáo khi nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này một cách có cơ sở khoa học và thực chứng.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản