CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
31 Các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự / Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Phương Thảo // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 10 – 21 .- 340

Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra cơ sở pháp lý tối cao cho việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam nói chung và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Bài viết phân tích các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Trên cơ sở so sánh với chuẩn mực quốc tế về quyền con người, tham khảo Hiến pháp một số nước, bài viết đề xuất hoàn thiện quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

32 Thẩm quyền của chủ tịch nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 / Phạm Thị Phương Thảo (A), Trương Thị Minh Thùy, Nguyễn Thị Hải Vân // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 31 – 41 .- 340

Bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như thực tiễn thực hiện các thẩm quyền này trong thời gian vừa qua. Từ đó, bài viết chỉ ra một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.

33 Hiến pháp và luật tư: Kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Âu và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Quân, TS Đỗ Giang Nam, PGS-TS Bùi Tiến Đạt // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 87 – 100 .- 340

Mối quan hệ giữa luật tư và Hiến pháp ngày càng chặt chẽ, thể hiện rõ nét nhất qua xu hướng hiến pháp pháp hóa luật tư. Xu hướng này được hình thành và bén rễ ở châu Âu và dần phổ bién sang các khu vực khác. Bài viết phân tích thực tiễn hiến pháp hóa luật tư tại một số quốc gia châu Âu thông qua giới thiệu một số án lệ điển hình, từ đó đưa ra một số so sánh và gợi mở về mối quan hệ giữa Hiến pháp và luật tư tại Việt Nam.

34 Hiệp định thực thi Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia - Một bước tiến mới của luật biển Quốc tế / Lê Thị Xuân Phương, Trần Thị Kim Nguyên // .- 2024 .- Số 1 (173) - Tháng 1 .- Tr. 104 – 114 .- 340

Cộng đồng quốc tế đang chào đón một văn kiện pháp lý quốc tế đa phương mới điều chỉnh các nguồn lợi sinh học ở các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia ven biển; trong đó, Việt Nam đã đóng vai trò tích cực và chủ động từ những ngày đầu soạn thảo và thương lượng. Bài viết này giới thiệu một cách tổng quan quá trình soạn thảo và tóm lược những nội dung chính của Hiệp định, làm rõ vai trò tích cực chủ động của Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng điều ước này và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp định này.

35 Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta trong thời gian tới / Lương Quang Hiển, Phạm Anh Thư, Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 5 - 8 .- 657

Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới.

36 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể / Hoàng Thị Minh Châu // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 9 - 12 .- 657

Kinh tế tập thể (KTTT) với nhiều hình thức hợp tác đa dạng như: Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, liên hiệp HTX... đã hình thành, phát triển trên thế giới nhiều thập kỳ qua; ở Việt Nam mô hình này cũng đã hình thành, phát triển hơn nửa thế kỷ, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua các thời kỳ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được thể hiện thông qua các quyết sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mà dấu mốc gần đây nhất là sau Đại hội IX với việc ra đời Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002. Đến nay, sau hơn 20 năm mô hình KTTT với nòng cốt là mô hình HTX đã trở thành mô hình phát triển tất yếu, khách quan, có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn không ít bất cập, đòi hỏi KTTT cần đồi mới, đa dạng hóa mô hình theo chiều sâu, liên kết chặt, phát huy thế mạnh từng ngành hàng, lĩnh vực, tạo chuyển biến, bắt nhịp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì mới đảm bảo nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững.

37 Thu hút FDI xanh tại Việt Nam / Lê Ngọc Hải Long // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 13 - 16 .- 657

Bài viết làm rõ một số kết quả, thành tựu đồng thời phân tích hạn chế, nguyên nhân của thu hút FDI và FDI tại Việt Nam thời gian qua.

38 Đo lường dòng chảy thông tin từ các thị trường tài chính đến thị trường chứng khoán : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam bằng tiếp cận transfer entrop / Trương Thị Thùy Dương // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 17 - 21 .- 657

Nghiên cứu này kiểm chứng sự lan truyền thông tin từ giá vàng, giá dầu thô và lãi suất FED của Mỹ đến chỉ số VNIndex trong thời gian từ ngày 11 tháng 01 năm 2000 đến 8 tháng 12 năm 2023 bằng tiếp cận transfer entropy với độ trễ từ 1 đến 5 ngày. Kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng về sự lan truyền thông tin mạnh nhất từ giá vàng trên thị trường Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam qua chỉ số VNIndex. Giá dầu và lãi suất FED cũng có tác động đến chỉ số VNIndex với các độ trễ một ngày với giá dầu, sau bốn ngày và năm ngày với lãi suất FED. Khi có cú sốc từ dịch Covid-19, chỉ số VNIndex chỉ chịu tác động từ lãi suất FED và không bị ảnh hưởng bởi thông tin từ thị trường vàng và dầu thô của Mỹ.

39 Thị trường năng lượng tại Việt Nam : phân tích cơ hội và thách thức / Trần Hải Vũ, Nguyễn Thị Tố Nga, Tra Văn Tùng, Trần Nguyên Tiến, Trần Bá Quốc // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 85-94 .- 330

Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá cơ hội và thách thức trong ngành điện tại Việt Nam từ góc độ đầu tư. Sự quan tâm của nhà đầu tư đối với ngành này có nguồn gốc từ việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế, gia tăng nhu cầu về năng lượng và chính sách thuận lợi của chính phủ.

40 Phân tích kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm Quảng Nam, năm 2021 / Dương Thị Nga, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Minh Tuấn, Cao Ngọc Anh // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 95-101 .- 615

Nghiên cứu phân tích kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc được thực hiện tại trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm Quảng Nam, năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu với số liệu được lấy từ báo cáo kiểm tra 286 cơ sở; số mẫu lấy kiểm nghiệm là 620 mẫu, trong đó thuốc hóa dược 447 mẫu, thuốc cổ truyền 130 mẫu và 43 mẫu dược liệu.