56121Quyền con người, quyền công dân và bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự Việt Nam
Phân tích khái niệm, đặc điểm về quyền và nhóm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự; khái niệm, đặc điểm và nội dung bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự Việt Nam nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa quyền con người.
56122Quyền của bị cáo trong việc hỏi người làm chứng chống lại mình, chứng cứ tin đồn và thẩm vấn chéo trong pháp luật tố tụng hình sự
Lời khai của người làm chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo là một trong những quyên quan trọng của quyền được xét xử công bằng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng về quyền và nghĩa vụ của hai bên buộc tội và bào chữa trong phiên toà hình sự. Nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn và thẩm vấn chéo là những chế định pháp lí đảm bảo tính chính xác và xác thực của lời khai được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án hình sự. Bài viết phân tích ba chế định pháp lí: 1) quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo; 2) nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn; 3) thẩm vấn chéo trong pháp luật quốc tế, nước ngoài và Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị áp dụng, hoàn thiện quy định về kiểm tra, đánh giá và sử dụng lời khai tại phiên toà hình sự ở Việt Nam nhằm đáp ứng quá trình cải cách tư pháp, với mục tiêu nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và bảo đảm các quyền cơ bản của con người.
56123Quyền của bị đơn trong thủ tục hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại
Hòa giải là một trong các thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2014 và Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Tuy nhiên, với tư cách là bị đơn, nếu xét thấy mình không có vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hoặc có vi phạm nên muốn thỏa thuận với nguyên đơn thì bị đơn có quyền tự quyết định tham gia hòa giải hay không.
56124Quyền của chủ tịch nước trong ân giảm án tử hình và đặc xá
Tác giả trình bày, làm rõ vai trò, thẩm quyền của Chủ tịch nước trong ân giảm án tử hình và đặc xá theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và pháp luật hiện hành nhằm góp phần tạo nhận thức thống nhất về ân giảm án tử hình và đặc xá.
56125Quyền của nghệ sỹ đối với các lần bán tác phẩm tiếp sau theo quy định của liên minh châu âu và kinh nghiệm cho Việt Vam
Quyền của nghệ sỹ đối với các lần bán tác phẩm tiếp sau (Artists’s resale right) là một trong những quyền được ghi nhận trong pháp luật về quyền tác giả tại một số nước trên thế giới. Theo đó, các nghệ sỹ khi đã bán bản gốc tác phẩm nghệ thuật của mình vẫn được nhận các khoản tiền bản quyền cho những lần bán tác phẩm tiếp sau theo những điều kiện nhất định. Chương 12 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) có quy định mỗi bên trong Hiệp định có thể cân nhắc để ban hành về nội dung này. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích các nội dung liên quan đến quyền của nghệ sỹ đối với các lần bán tác phẩm tiếp sau theo Chỉ thị số 2001/84/EC của Nghị viện và Hội đồng Liên minh châu Âu và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
56126Quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Thực trạng và kiến nghị
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ảnh hưởng lớn tới quyền tự do cá nhân và tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền con người và lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước. Việc đảm bảo quyền con người của người nghiện ma tuý không chỉ bảo vệ quyền cá nhân tại cơ sở cai nghiện mà còn phải đảm bảo thủ tục công bằng trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc. Biện pháp cưỡng chế cai nghiện này mang tính chất pha trộn giữa các loại hình tố tụng tư pháp. Tính cưỡng chế gần với hình phạt tù, thủ tục giống với phiên toà rút gọn và tranh tụng giống tố tụng hình sự và dân sự. Đo đó, việc “tư pháp hoá” thủ tục này là tất yếu và Nhà nước cần thừa nhận các chuẩn mực của trình tự công bằng để đảm bảo quyền của người bị đề nghị và ngăn ngừa vi phạm tố tụng.
56127Quyền của người cao tuổi theo pháp luật hiện hành và hướng hoàn thiện
Trên cơ sở các văn kiện quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền của người cao tuổi, bài viết phân tích quyền của người cao tuổi theo sáu quyền cơ bản: Quyền được bảo đảm về sức khoẻ; quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử; quyền quyết định sống chung với các thành viên gia đình hay sống riêng; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao; quyền liên quan đến việc làm; quyền được thoát nghèo và an sinh xã hội. Việt Nam đã có hệ thống pháp luật quy định quyền của người cao tuổi, trong đó có đạo luật chuyên biệt là Luật Người cao tuổi năm 2009. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Người cao tuổi bộc lộ một số hạn chế. Để bảo vệ quyền của người cao tuổi tốt hơn, đáp ứng với bối cảnh già hóa dân số thì pháp luật Việt Nam về người cao tuổi cần tiếp tục được hoàn thiện. Bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền của người cao tuổi, trong đó trọng tâm là Luật Người cao tuổi.
56128Quyền của người được đại diện trong việc xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi của người đại diện
Trong trường hợp đại diện, người được đại diện có còn quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch hay không thì văn bản ở nước ta chưa rõ ràng và thực tiễn thể hiện sự lúng túng. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam cũng như kinh nghiệm của Pháp để đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền của người được đại diện đối với giao dịch thuộc phạm vi của người đại diện.
56129Quyền của người khiếu nại theo Luật Khiếu nại năm 2011
Phân tích, bình luận những quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 về quyền của người khiếu nại; đồng thời chỉ ra một số điểm bất cập trong thực tiễn thực hiện các quy định, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
56130Quyền của người lao động di trú (Công ước của Liên Hợp quốc và những văn kiện quan trọng của ASEAN): Sách tham khảo
Tập hợp những văn kiện quan trọng nhất ở tầm quốc tế, khu vực ASEAN và của Việt Nam liên quan đến vấn đề quyền của người lao động di trú.