44811Nghiên cứu sự hình thành khớp dẻo của thanh nén uốn xét đến ảnh hưởng của lực dọc
Giới thiệu mô hình và cách xác định đặc trưng dẻo của thanh tiết diện chữ nhật. Đồng thời vẽ đường giới hạn đàn hồi và đường cong dẻo của tiết diện để từ đó có thể xác định được sự hình thành khớp dẻo của tiết diện thanh nén uốn hình chữ nhật từ lúc bắt đầu chảy dẻo cho tới khi khớp dẻo hình thành khi có kể đến ảnh hưởng của lực dọc N.
44812Nghiên cứu sự khác biệt giữa hệ thống kế toán và luật thuế ở Việt Nam
Tập trung phân tích để tìm ra sự khác biệt giữa hệ thống kế toán và luật thuế ở Việt Nam, từ đó nghiên cứu đưa ra các nguyên tắc phối hợp nhằm giảm thiểu hơn nữa sự khác biệt giữa hệ thống kế toán và luật thuế.
44813Nghiên cứu sự kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu phân lập tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một trong những bệnh lý nhiễm trùng thường gặp, có thể tái diễn nhiều lần nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả. Các vi khuẩn (VK) gram âm là những tác nhân thường gặp nhất. Trong nghiên cứu này, tác giả xác định các VK gram âm gây bệnh và mức độ kháng kháng sinh của chúng với mục đích giúp cho việc điều trị có hiệu quả, giảm chi phí điều trị, hạn chế sự gia tăng VK đề kháng kháng sinh.
44814Nghiên cứu sự khó chịu của mắc cài lưỡi so với mắc cài mặt ngoài
Đánh giá tình trạng khó chịu của bệnh nhân khi đeo mắc cài mặt lưỡi khi so sánh với mắc cài mặt ngoài, giúp định hướng việc tư vấn của bác sĩ cho bệnh nhân chuẩn bị gắn mắc cài đặt lưỡi trong điều kiện Việt Nam.
44815Nghiên cứu sự khó chịu của mắc cài lưỡi so với mắc cài ngoặt
Mắc cài mặt lưỡi có nhiều ưu điểm hơn so với mắc cài ngoài, nhưng cũng có một số nhược điểm trong đó khó chịu nhất cho bệnh nhân là vấn đề phát âm. Nghiên cứu này đánh giá tình trạng khó chịu của bệnh nhân khi đeo mắc cài mặt lưỡi khi so sánh với mắc cài mặt ngoài, giúp định hướng việc tư vấn của bác sĩ cho bệnh nhân chuẩn bị gắn mắc cài mặt lưỡi trong điều kiện Việt Nam.
44816Nghiên cứu sự làm việc của bản quá độ trong cầu toàn khối
Trình bày tổng quan về việc sử dụng các dạng bản quá độ trong cầu toàn khối, vai trò của nó trong việc hạn chế độ lún đoạn nền đường đầu cầu. Nghiên cứu sự làm việc của bản quá độ trong quá trình khai thác sử dụng bằng chương trình PTHH Plaxis 2D, từ đó đưa ra các khuyến nghị thiết kế bản quá độ cho cầu toàn khối trong điều kiện Việt Nam.
44817Nghiên cứu sự làm việc của bể chứa chất lỏng chịu tác dụng của tải trọng nổ
Trình bày phương pháp tính toán và mô phỏng kết cấu bể chứa chất lỏng chịu tác dụng của sóng nổ bằng phần mềm Abaqus. Thông qua các thử nghiệm số nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp xác định tải trọng, ảnh hưởng của sóng bề mặt và chiều cao mực chất lỏng đến kết quả tính toán kết cấu bể chứa chất lỏng.
44818Nghiên cứu sự làm việc của cầu bản rộng bê tông cốt thép dạng khung cứng đổ toàn khối tại mố
Phần đầu bài báo, tác giả đưa ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu. Sau đó, tác giả trình bày cấu tạo, mô hình tính toán loại cầu này. Để nghiên cứu cụ thể hơn, tác giả đưa ra bài toán, sau đó đưa ra kết quả nghiên cứu là mô hình đã xây dựng, các biểu đồ nội lực, ứng suất, chuyển vị, nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ lún đến sự làm việc của cầu. Cuối cùng đưa ra các kết luận và kiến nghị quan trọng phục vụ thiết kế, thi công ở Việt Nam.
44819Nghiên cứu sự làm việc của dầm bê tông cốt thép dự ứng lực tiết diện chữ T ngược
Kết cấu nhịp dầm đơn giản, bê tông cốt thép dự ứng lực được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các kết cấu nhịp cầu nhỏ, phần cầu dẫn cảu cầu chính hoặc trên các tuyến đường trên cao. Nói đến kết cấu này, người ta thường nghĩ đến các dạng cầu dầm tiết diện chữ I, chữ T và cầu dầm Super-T. Trong bài báo này, tác giả mở ra một hướng tiếp cận mới đó là sử dụng dầm tiết diện chứ T ngược bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Bằng việc phân tích sự làm việc của dầm chữ T ngược thông qua ví dụ thiết kế, các ưu nhược điểm của dầm sẽ được đề cập tới, từ đó chia ra các khuyến cáo khi áp dụng trong thực tiễn.
44820Nghiên cứu sự làm việc của hệ tầng cứng trong nhà cao tầng
Trong tính toán thiết kế kết cấu cho nhà cao tầng, vấn đề đặc biệt quan tâm là cần tìm ra các giải pháp kết cấu để làm tăng độ cứng của hệ kết cấu, giảm tối đa chuyển vị ngang ở đỉnh và momen ngàm của lõi dưới tác dụng của tải trọng ngang. Sử dụng hệ kết cấu tầng cứng (outrigger braced) được coi là giải pháp kết cấu hiệu quả để giải quyết các vấn đề trên.