28541Hợp tác thương mại Thái Lan – Lào giai đoạn 1991-2021
Nghiên cứu và nhận diện nhu cầu gia tăng hợp tác thương mại Thái Lan – Lào, từ đó làm rõ thực trạng hợp tác giữa 2 nước giai đoạn 1991-2021, đồng thời đánh giá những thành tựu cũng như các vấn đề còn tồn tại trong mối quan hệ thương mại hai nước.
28542Hợp tác thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và Hàn Quốc từ sau Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)
Đánh giá khách quan mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và Hàn Quốc từ sau khi hai nước ký kết CEPA.
28543Hợp tác thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và các tiểu Vương Quốc Arab thống nhất
Phân tích và chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như nguyên nhân của những kết quả đó trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Từ đó, đưa ra những triển vọng hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.
28544Hợp tác thương mại và đầu tư Philippines – EU trong thập niên thứ hai thế kỷ XXI
Phân tích những nhân tố tác động và tiến trình hợp tác thương mại – đầu tư giữa EU và Philippines và EU trong giai đoạn 2010-2020, từ đó đưa ra một số nhận xét cho quan hệ kinh tế giữa hai bên trong tương lai.
28545Hợp tác thương mại và đầu tư Philippines – Trung Quốc giai đoạn 2010 -2020
Phân tích những kết quả đạt được của quan hệ hai nước trên lĩnh vực thương mại và đầu tư, nguyên nhân và ý nghĩa của sự hợp tác này đối với hai phía trong giai đoạn 2010-2020.
28546Hợp tác thương mại Việt - Trung trên "Hai hành lang, một vành đai": Cơ hội và thách thức
Sáng kiến xây dựng "Hai hành lang, một vành đai" được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Đó là hai vành đai hành lang kinh tế"Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng", hành lang "Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng" và một "Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ". Đây là một sáng kiến hợp tác có tính liên vùng và xuyên quốc gia, nhằm tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của các địa phương mà "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" đi qua, đồng thời phát huy vai trò lan tỏa của nó đối với các địa phương khác thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc.
28547Hợp tác thương mại Việt Nam – Lào : thực trạng và giải pháp
Đánh giá thực trạng hợp tác thương mại giữa Việt Nam – Lào và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ giao hảo giữa hai quốc gia.
28548Hợp tác tiểu vùng Mê Công trong bối cảnh toàn cầu hóa 4.0 và hàm ý cho Việt Nam
Bổ sung nội dung nghiên cứu về tiểu vùng Mê Công thông qua đánh giá các cơ hội và thách thức tác động từ Toàn cầu 4.0 đối với hợp tác tiểu vùng Mê Công. Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách về định hướng hợp tác Mê Công thời gian tới để thích ứng với Toàn cầu hóa 4.0 cũng như một số hàm ý chính sách về sự tham gia hợp tác của Việt Nam ở tiểu vùng.
28549Hợp tác trên biển của ASEAN – vai trò, thách thức và giải pháp
Hợp tác quốc tế trên biển là một trong những nội dung hợp tác quan trọng trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là hướng hợp tác chính trong tiến trình hội nhập hưởng đến Cộng đồng ASEAN. Hợp tác trên biển bao gồm nhiều vấn đề hợp tác cụ thể, bảo gồm kết nối hàng hải, an ninh và an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, an toàn và an ninh của các hệ thống thông tin liên lạc trên biển, quản lý và bảo vệ hệ sinh thái hàng hải, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản và du lịch sinh thái. Với vị trí địa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, an ninh, quốc phòng, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN có tác động không nhỏ đến hòa bình, an ninh và sự ổn định của khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy, hợp tác trên biển của ASEAN đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ, đặc biệt là những thách thức đến từ tình thế “tiến thoái lưỡng nan” trong quan hệ giữa các quốc gia ASEAN với những cường quốc trong khu vực và trên thế giới, nỗ lực tìm đến sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và lợi ích chung của khu vực và hạn chế về mặt thể chế và cơ chế giám sát thực thi những cam kết của các quốc gia thành viên. Bài viết nghiên cứu vai trò và phân tích những thách thức pháp lý tác động đến hợp tác trên biển của ASEAN, từ đó thảo luận về những giải pháp nhằm tháo gỡ các thách thức và thúc đẩy hợp tác trên biển của ASEAN một cách hiệu quả.
28550Hợp tác trong chuỗi cung ứng thực phẩm
Đứng trước những thực thói quen thay đổi của người tiêu dùng và quá trình sản xuất thực phẩm hiện đại hơn, chuỗi cung ứng thực phẩm có áp lực phải ngày càng hoàn thiện. Trong đó sự hợp tác của các thành viên trong chuỗi đóng vai trò quyết định sự thành công của chuỗi. Nếu được tổ chức thành công, các chuỗi cung ứng sẽ mang lại tiềm năng thay đổi phương thức công nghiệp trong sản xuất thực phẩm và rút ngắn chuỗi cung ứng thực phẩm công nghiệp hóa phức tạp.