Kết quả tìm kiếm
Có 76978 kết quả được tìm thấy
28281Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Hội nhập kinh tế quốc tế là thách thức với mọi nền kinh tế, ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát triển. Đây cũng là một khó khăn với Việt Nam trong điều kiện là một nước đang phát triển đồng thời là nên kinh tế chuyển đổi. Việc hoàn thiện luật, chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nói chung và hoàn thiện kế toán tài sản cố định nói riêng trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, nhất là đối với những doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn.

28282Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam

Trình bày những thành công và hạn chế trong việc hội nhập quốc tế về kế toán, kiểm toán và một số giải pháp, kiến nghị.

28283Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục

Bài viết tập trung nghiên cứu về sự cần thiết của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, qua đó chỉ ra những thách thức, bất cập và đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của ngành Ngân hàng.

28284Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ (KH&CN), đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; kế thừa giá trị của các văn bản pháp luật đã được ban hành, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, bảo đảm cân bằng lợi ích quốc gia và sự tương thích với các điều ước quốc tế. Cụ thể hơn là bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hoạt động sáng tạo; khuyến khích hoạt động sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ trong mọi lĩnh vực.

28285Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sỏ hữu công nghiệp

Trình bày bản chất của Hội nhập quốc tế (HNQT) trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN); Cơ hội và thách thức về SHNN trong các FTA thế hệ mới; Một số kiến nghị.

28286Hội nhập quốc tế và các rủi ro hệ thống trong lĩnh vực ngân hàng – Kinh nghiệm cho Việt Nam

phân tích lý luận và thực tiễn của khủng hoảng hệ thống ngân hàng, phân tích thực trạng các nhân tố rủi ro hệ thống tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO, bài viết đưa ra những kinh nghiệm nền tảng để đối phó và phòng ngừa khủng hoảng hệ thống trên thế giới có thể áp dụng cho Việt Nam.

28287Hội nhập quốc tế và tiến trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nghiên cứu này hệ thống hóa quan điểm về Nhà nước pháp quyền trên thế giới, đặc biệt là tư tưởng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phân tích những vấn đề đặt ra từ bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, từ đó đề xuất một số quan điểm về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tinh thần đảm bảo kế thừa những giá trị tốt đẹp của tinh hoa nhân loại, vừa đảm bảo không tách rời điều kiện đặc thù của thể chế chính trị, kinh tế - xã hội của Việt Nam.

28288Hội nhập quốc tế về khoa học xã hội: Kinh nghiệm Đông Á, Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam

Khái quát về sự phát triển và hội nhập của khoa học xã hội ở khu vực Đông Á. Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học xã hội ở khu vực Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và một số gợi mở cho Việt Nam.

28289Hội nhập tài chính quốc tế và tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á

Bài báo này xem xét tác động của hội nhập tài chính quốc tế lên sự phát triển kinh tế sử dụng dữ liệu từ năm 2005 đến năm 2016 cho 11 quốc gia ở Đông Nam Á. Đồng thời, bài báo nghiên cứu đánh giá liệu mối quan hệ này có phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, tài chính, sự phát triển của hệ thống pháp luật, mức độ tham nhũng của chính phủ và những chính sách vĩ mô của các quốc gia. Thay vì dùng các chỉ số đơn lẻ như các nghiên cứu trước, chúng tôi dùng kết hợp các chỉ số nhằm có góc nhìn về vấn đề toàn diện hơn và sâu sắc hơn về tác động của hội nhập tài chính quốc tế đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hội nhập tài chính quốc tế không giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả này là nhất quán khi kiểm soát các đặc điểm kinh tế, tài chính, thể chế và các chính sách vĩ mô.

28290Hội nhập tài chính và đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á

Bài viết đánh giả xu thế toàn cầu hóa tài chính và tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triến khu vực châu Ả trong giai đoạn 2005 - 2020. Từ đó, bài viết đưa ra những nhận xét về mối quan hệ giữa hội nhập tài chính và đói nghèo của các quốc gia này. Cuối cùng, nhóm tác giả đề xuất một sổ khuyến nghị chính sách nhằm tối ưu hóa lợi ích của quá trình hội nhập tài chính quốc tế đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo