28121Học tập dựa trên công nghệ web – thời cơ và thách thức
Bài viết đưa ra các sở cứ khoa học cho học tập dựa trên web và những mô hình giáo dục mới phù hợp với sự phát triển của công nghiệp web, định hướng nghiên cứu ứng dụng web trong giáo dục đại học và mô hình siêu đại học toàn cầu (Globad Meta – University).
28122Học tập phương pháp giảng dạy gắn lí luận với thực tiễn của chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, là người sáng lập ra nền giáo dục mới Việt Nam, người thầy tiêu biểu của thời đại với phương pháp giảng dạy hiệu quả, thiết thực. Phương pháp giảng dạy lí luận mà Hồ Chí Minh thường xuyên thực hiện là gắn lí luận với thực tiễn. Hiện nay, phương pháp này rất cần thiết đối với mỗi cán bội, giảng viên giảng dạy các môn lí luận chính trị.
28123Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1
Từ "Power" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate,Rethink.
28124Học tập và vận dụng sáng tạo tinh thần dân chủ và quan điểm quần chúng của Hồ Chí Minh trong công tác dạy học
Trình bày một số tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh cùng một số việc làm tiêu biểu của Người về vấn đề dạy và học. Từ đó nêu lên một số suy nghĩ nhằm góp phần thực hiện những tư tưởng của người và góp phần vào phong trào đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cho phù hợp với các yêu cầu mới của đất nước và thời đại.
28125Học thuyết “mối liên hệ gắn bó nhất” trong tư pháp quốc tế một số nước và Việt Nam
Học thuyết “mối liên hệ gắn bó nhất” là một nguyên tắc cơ bản trong tư pháp quốc tế. Lần đầu tiên, nội dung của học thuyết được ghi nhận vào một số điều khoản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 nhằm xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Bài viết tập trung nghiên cứu và so sánh cách thức quy định nội dung học thuyết này trong tư pháp quốc tế một số nước và Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện.
28126Học thuyết “phi địa phương hóa” trong thực tiễn trọng tài quốc tế
Học thuyết này cho rằng trọng tài quốc tế không thể ràng buộc bởi hệ thống pháp luật của bất cứ một số quốc gia nào, đặc biệt tòa án địa phương không thể có quyết định cuối cùng đối với tính pháp lý của phán quyết trọng tài khi bản thân phán quyết đó lại được thực thi ở một số quốc gia. Bài viết này sẽ phân tích lý luận và thực tiễn quốc tế trong việc áp dụng học thuyết này, từ đó đề xuất một cách tiếp cận mới cho việc phát triển qui định pháp luật trọng tài Việt Nam.
28127Học thuyết “quả trên cây độc” trong tư pháp hình sự hoa kỳ và khuyến nghị cho Việt Nam
Học thuyết “quả trên cây độc” là một trong các học thuyết nền tảng định hướng hoạt động thu thập chứng cứ trong việc điều tra vụ án hình sự, cũng như hoạt động đánh giá chứng cứ tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại Hoa Kỳ. Giá trị lớn nhất của học thuyết này là bảo đảm sự thượng tôn pháp luật của lực lượng cảnh sát khi điều tra vụ án, đồng thời, bảo vệ các quyền cơ bản của người bị buộc tội. Trong bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích học thuyết “quả trên cây độc” trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ, chỉ ra sự thiếu hụt quy định tương tự trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và khuyến nghị cho Việt Nam.
28128Học thuyết “Sứ mệnh bành trướng” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Châu Á nửa sau thế kỷ XIX
Trình bày nội dung thuyết Sứ mệnh bành trướng. Quá trình thực hiện “Sứ mệnh bành trướng” của Hoa Kỳ ở châu Á.
28129Học thuyết “work made for hire” được vận dụng vào việc giải quyết vấn đề bảo hộ tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được sử dụng trong quá trình sáng tạo theo những cách khác nhau và ở các giai đoạn khác nhau. Nó có thể được sử dụng để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn mới, với rất ít hoặc không có sự can thiệp của con người. Việc AI có khả năng tạo ra các tác phẩm là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, pháp luật quyền tác giả nói chung vẫn còn khoảng trống trong việc giải quyết vấn đề liệu một tác phẩm do AI tạo ra có được bảo hộ hay không. Trong bài viết này, tác giả phân tích khả năng áp dụng học thuyết “Work Made for Hire” (tác phẩm được thuê làm) trong việc ghi nhận quyền tác giả đối với tác phẩm do AI tạo ra.
28130Học thuyết của V.I.Lênin về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam
Trình bày tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng sang tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời bài viết phân tích một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.