17761Điều kiện chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội
Tác giả phân tích các quy định của pháp luật về điều kiện chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội, chỉ ra những “khoảng trống pháp lý” trong các quy định hiện hành và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Từ khoá:
17762Điều kiện có hiệu lực của di chúc và phân chia di sản thừa kế theo di chúc
Hiện nay, nhu cầu định đoạt tài sản thông qua hoạt động lập di chúc trên lãnh thổ Việt Nam của người nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều. Trên thực tiễn, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với hoạt động này vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập do đây là một quan hệ phức tạp, liên quan tới nhiều hệ thống pháp luật. Bài viết phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện có hiệu lực của di chúc (bao gồm điều kiện về năng lực hành vi lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc của người nước ngoài và điều kiện về hình thức của di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam) và phân chia di sản thừa kế theo di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
17763Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử trước kiện có hiệu lực chung của hợp đồng. Bên cạnh đó, do tính chất đặc biệt của hợp đồng điện tử được thể hiện dưới dạng những thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử nên điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành chưa có quy định thống nhất về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử. Trong bài viết này, tác giả trình bày, phân tích và đưa ra quan điểm của mình về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử, nhằm góp phần giúp các chủ thể tham gia hợp đồng điện tử khi ký kết, thực hiện hợp đồng điện tử đúng quy định của pháp luật và để tránh rủi ro, gia tăng tính an toàn, ổn định trong quan hệ hợp đồng điện tử.
17764Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động - kinh nghiệm nước ngoài và gợi mở cho Việt Nam
Thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động là công cụ đắc lực để người sử dụng lao động bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ hay lợi thế thương mại trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc thực thi thoả thuận này can thiệp bất lợi và có nguy cơ gây tổn quyền tự do nghề nghiệp của người lao động và các nguyên tắc cơ bản của cạnh tranh tự do. Do đó, pháp luật cần thiết đặt giới hạn cho loại thoả thuận này nhằm dung hòa quyền lợi của hai chủ thể bản trong quan hệ lao động. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung trình bày về các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, từ đó đặt ra những gợi mở nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam điều chỉnh các thỏa thuận không cạnh tranh này.
17765Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật và xung đột giữa các điều kiện giao dịch chung
Bài viết phân tích điều kiện có hiệu lực của điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam; Phân tích các quy định của Bộ nguyên tắc La Hay liên quan đến vấn đề xung đột điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng trong các điều kiện giao dịch chung. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
17766Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm pháp luật Việt Nam
Phân tích quy định này, đồng thời so sánh với quy định của pháp luật nước ngoài, từ đó xác định các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn tòa án đối với hai trường hợp: Thỏa thuận lựa chọn tòa án Việt Nam và thỏa thuận lựa chọn tòa án nước ngoài.
17767Điều kiện đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp hóa tại Việt Nam
Bài báo hệ thống hóa nhận thức của Đảng về đảm bảo nguồn vốn cho công nghiệp hóa, đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho công nghiệp hóa tại Việt Nam thời gian qua và đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo nguồn vốn cho công nghiệp hóa trong thời gian tới. Các giải pháp nhằm góp phần tích cực trong việc thực hiện công nghiệp hóa thành công tại Việt Nam.
17768Điều kiện đảm bảo vai trò phòng, chống tham nhũng của các cơ quan kiểm toán tối cao
Với vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng, các Cơ quan Kiểm toán tối cao có thể giúp nâng cao tính minh bạch, xác định rủi ro và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ và hiệu quả nhằm góp phần ngăn ngừa tham nhũng trong các đơn vị công. Bài viết này xem xét vai trò của Cơ quan Kiểm toán tối cao trong việc góp phần giúp kiểm soát tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán, từ đó, xác định các điều kiện cần thiết đảm bảo cho các cơ quan này có khả năng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng như tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức công, tập trung kiểm toán vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, hợp tác với các cơ quan chống tham nhũng, tham gia với Quốc hội về các phát hiện và khuyến nghị kiểm toán...
17769Điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020
Điều kiện đầu tư kinh doanh là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Để có góc nhìn toàn diện về chế định này, bằng phương pháp so sánh luật học, bài viết bình luận và đánh giá những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về điều kiện đầu tư kinh doanh. Đồng thời, dựa trên những vướng mắc của thực tiễn, bài viết đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh từ góc độ Luật Doanh nghiệp năm 2020.
17770Điều kiện để áp dụng quản trị rủi ro thanh khoản theo Basel III tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả nghiên về những lợi ích, thách thức của các ngân hàng khi áp dụng Basel III trong quản trị rủi ro thanh khoản và điều kiện để các NHTM Việt Nam áp dụng quản trị rủi ro thanh khoản theo hiệp ước Basel III.