17281Di chuyển lao động chất lượng cao tại ASEAN
Bài viết phân tích thực trạng di chuyển nguồn lao động chất lượng cao tại các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Bài viết gợi ý một số chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho những phân tích tiếp theo về thực tiễn triễn khai các chính sách di chuyển nguồn lao động tại một số lĩnh vực của Việt Nam theo cam kết hội nhập khu vực.
17282Di chuyển lao động lành nghề trong quá trình hiện thực hóa cộng đồng kinh tế Đông Nam Á: Các hiệp định, rào cản và giải pháp Di chuyển lao động lành nghề trong quá trình hiện thực hóa cộng đồng kinh tế Đông Nam Á: Các hiệp định, rào cản và giải pháp
Sự tắc nghẽn trong di chuyển của lao động lành nghề đang trở thành một nút thắt cơ bản của quá trình hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á. Nhiều hiệp định đã được ký kết và thực hiện nhằm giải quyết vần đề này. Tuy nhiên, tiến bộ trong hội nhập về lao động lành nghề vẫn còn rất hạn chế. Các thỏa thuận khu vực chưa được tích cực vận dụng trong luật lệ của các nước thành viên; sự khan hiếm nguồn nhân lực lành nghề; sự khác biệt đáng kể về các chuẩn chất lượng và kỹ năng của người lao động lành nghề giữa các nước; sự yếu kém về trình độ tiếng Anh và sự đa dạng của các ngôn ngữ địa phương; sự không đồng đều về chất lượng đào tạo của các trường đại học và các trường dạy nghề giữa các quốc gia đang là những rào cản lớn. Bên cạnh những giải pháp về pháp lý, hợp tác về giáo dục đại học và dạy nghề nhằm nâng cấp các chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực; nâng cao trình độ thành thạo tiếng Anh ở nhiều nước ASEAN cần phải được tăng cường nhằm tháo gỡ những khó khăn trên.
17283Di cư của người Việt vào xiêm trong thế kỷ XIX
Phân tích các yếu tố tác động đến quá trình di cư của người Việt vào Xiêm trong thế kỷ XIX. Nghiên cứu về tình hình di cư của người Việt vào Xiêm trong thế kỷ XIX. Tìm hiểu về đặc điểm của quá trình di cư của người Việt vào Xiêm trong thế kỷ XIX.
17284Di cư lao động có đóng góp đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình? Trường hợp của đồng bằng Sông Cửu Long
Nghiên cứu này nhằm phân tích đa dạng hóa thu nhập gắn với thực trạng di cư từ 1.905 hộ gia đình tại Đồng bằng Sông Cửu Long, được trích lọc từ dữ liệu Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2016. Dựa theo lý thuyết chiến lược đa dạng hóa thu nhập của Ellis (2000), di cư lao động (Stark & Bloom, 1985), và chỉ số Herfindahl-Hirschman. Kết quả phân tích cho thấy nhóm hộ có thành viên di cư hoặc khó khăn về kinh tế thể hiện mức độ đa dạng hóa thu nhập cao hơn so với nhóm hộ khác tại địa phương. Đáng quan tâm hơn, kết quả ước lượng cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của di cư và dòng tiền gửi về đến chiến lược đa dạng hóa thu nhập, cụ thể nhằm cải thiện đời sống. Từ những kết quả nghiên cứu, một vài đề xuất nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng hóa thu nhập và di cư lao động, cũng như hàm ý chính sách thúc đẩy đa dạng hóa thu nhập nhằm cải thiện thu nhập của hộ đã được chỉ ra.
17285Di cư lao động, đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình : trường hợp khảo sát tại An Giang
Nghiên cứu cho thấy, hơn 70% thu thập của hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lúa và cây trái, trong khi đó, cơ hội việc làm từ lĩnh vực phi nông nghiệp tại địa phương khá thiếu vắng. Ở góc độ hộ gia đình năng lực của chủ hộ được xem là yếu tố quan trọng quyết định chiến lược sinh kế đa dạng hóa thu nhập, mặc dù lao động di cư làm giảm đi lao động nông nghiệp của hộ, nhưng góp phần gia tăng thu nhập bình quân đối với lao động, còn lại của hộ thông qua khoản tiền gửi về.
17286Di cư trong nước và phát triển ở Việt Nam: thực trạng, những vấn đề tương lai và quan điểm chính sách
Phân tích vấn đề di cư ở VN, mối quan hệ giwuax di cư và phát triển theo hướng bền vững và đưa ra những góp ý chính sách.
17287Di cư, tích tụ dân số nhanh và những tác động đến kinh tế, xã hội từ góc nhìn của người di cư đến các tỉnh Đông Nam Bộ
Đánh giá tác động của di cư, tích tụ dân số nhanh đến kinh tế, xã hội của vùng Đông Nam Bộ dựa trên ý kiến đánh giá tác động của chính bản thân người di cư. Những nhân tố ảnh hưởng đến các nhận định của người di cư về các tác động tích cực hoặc tiêu cực cũng được làm rõ bằng phân tích hồi quy.
17288Di dân nhằm khơi thông tụ đọng lao động cho phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa di dân và quá trình phát triển ngày càng được khẳng định chặt chẽ qua nhiều nghiên cứu và chính sách của Chính phủ. Di dân vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, đồng thời sự phát triển về kinh tế - xã hội tạo ra lực đẩy và hút cho quá trình di dân. Người di cư, với tư cách là một bộ phận đáng kể của lực lượng lao động, là nền tảng cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội lại là những người tạo ra sự tụ đọng dân số khi mà các luồng di dân không được khơi thông. Tình trạng tụ đọng quá lớn dân số ở nông thôn là một nguyên nhân làm cho năng suất lao động thấp, quá trình phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiệu quả diễn ra chậm chạp. Sự tụ đọng này đồng thời cũng diễn ra ở các thành phố lớn khi mà luồng di dân ‘đảo chiều’ còn yếu ớt và không được quan tâm đến. Bài viết này tác giả đi vào phân tích sự tụ đọng lao động tại nông thôn và thành thị, nguyên nhân của sự tụ đọng này là do sự chưa khơi thông cả hai dòng di dân là dòng di dân truyền thống và di dân đảo chiều từ đó tác giả có đề xuất Khuyến nghị.
17289Di dân Trung Quốc đến ba nước Đông Dương từ đầu thế kỷ XXI đến nay
Trình bày thực trạng di dân mới Trung Quốc tới bán đảo Đông Dương. Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân mới Trung Quốc tới bán đảo Đông Dương từ đầu thế kỷ XXI. Tác động và xu thế của làn sóng di dân mới Trung Quốc.
17290Đi du lịch, mùa nào vui nấy
Những chuyến du lịch đúng mùa, thời tiết thuận lợi, trùng vào kỳ nghỉm sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm trọn vẹn và tươi vui nhất, nhưng không có nghĩa là những chuyến chu du vào mùa thấp điểm, khi mọi thứ trở nên “bất lợi” hơn sẽ kém bất ngờ và thú vị. Mùa nào vui nấy, thậm chí, mùa thấp điểm còn có những ưu điểm riêng.