16321Đào tạo nhân lực kế toán theo hướng liên ngành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Bài viết tập trung phân tích yêu cầu cấp thiết phải áp dụng đào tạo liên ngành trong đào tạo nhân lực kế toán và đối sánh 3 chương trình đào tạo ngành kế toán của 3 cơ sở giáo dục khác nhau, từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo nhân lực kế toán theo hướng liên ngành trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
16322Đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán đáp ứng yêu cầu thời đại công nghệ số
Bài viết tập trung phân tích cơ hội, thách thức và những yêu cầu của thời đại số đối với nguồn nhân lực, đội ngũ làm công tác kế toán, kiểm toán ở Việt Nam; thực trạng đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán và những giải pháp cơ bản đổi mới đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán đáp ứng yêu cầu thời đại số.
16323Đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0
Hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kế toán và nhân lực kế toán. Bối cảnh đó đòi hỏi nhân lực kế toán cần hội tụ được nhiều yếu tố từ tư duy, sáng tạo, có kỹ năng phân tích, tổng hợp, ngoại ngữ, tin học…Đây cũng là vấn đề đặt ra với các cơ sở đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán phải thay đổi để thích ứng với nhu cầu và đòi hỏi mới. Bài viết này phân tích thực trạng cơ hội, thách thức của hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra đối với đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.
16324Đào tạo nhân lực ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0
Phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0; Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.
16325Đào tạo nhân sự công của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phân tích những vấn đề căn bản trong quá trình đào tạo nhân sự công của Nhật Bản, từ đó rút ra một số kinh nghiệm đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công chức tại Việt Nam hiện nay. Về thực trạng đào tạo nhân sự công của Nhật Bản, bài viết đề cập tới những điểm căn bản của nội dung, nguyên tắc và hình thức đào tạo. Về những bài học kinh nghiệm, bài viết đưa ra 6 nội dung quan trọng và Việt Nam có thể nghiên cứu tham khảo.
16326Đào tạo pháp luật thực hành - một phương thức giảng dạy luật tiên tiến và triển vọng tại Việt Nam
Đào tạo pháp luật thực hành (CLE) hình thành trong thực tiễn cải cách và đổi mới đào tạo cử nhân luật ở các nước trên thế giới. Từ chỗ ban đầu chỉ có một số quốc gia ứng dụng CLE trong đào tạo luật, đến nay CLE đã phát triển và nhân rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam cũng đã bước đầu tiếp cận và ứng dụng phương pháp CLE trong đào tạo cử nhân luật. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy rằng, CLE ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, do đó, các giá trị của CLE đối với đào tạo luật chưa thực sự được bộc lộ rõ ràng. Bài viết nghiên cứu về CLE với tư cách là một phương thức hỗ trợ cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo luật và triển vọng áp dụng ở Việt Nam. Công trình dựa trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm CLE trên thế giới và thực tiễn xây dựng và vận hành các chương trình CLE ở Việt Nam. Trong phạm vi của bài viết, các nội dung trình bày và thảo luận bao gồm: 1) đào tạo pháp luật thực hành – một phương pháp giảng dạy luật tiên tiến trên thế giới; 2) thực trạng áp dụng CLE trong đào tạo luật ở Việt Nam; và 3) triển vọng phát triển của CLE Ở Việt Nam: các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.
16327Đào tạo quá mức ở Việt Nam: Kết quả từ phân tích hồi quy nhị phân
Vấn đề đào tạo quá mức được nêu ra từ những năm 1970, khi mà số lượng lao động tốt nghiệp cao đẳng và đại học tăng lên nhanh chóng ở Mỹ dẫn tới sự sụt giảm về lợi ích của đào tạo. Chủ đề này sau đó tiếp tục được bàn tới ở nhiều nước khác nhau do cũng phải đối mặt với một vấn đề tương tự như thế. Ở Việt Nam, những biểu hiện của đào tạo quá mức ngày càng thể hiện rõ nét hơn trong những năm gần đây, tuy nhiên dường như không có nghiên cứu nào chỉ ra một cách cụ thể những đối tượng dễ có khả năng đào tạo quá mức. Do vậy, Bằng phương pháp phân tích hồi quy nhị phân với số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010, bài viết bổ sung cần thiết cho mảng kiến thức còn mới mẻ này ở nước ta.
16328Đào tạo sinh viên các ngành STEM ở các quốc gia
Các trường Đại học đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và khă năng cạnh tranh quốc gia bằng cách trang bị cho sinh viên những kỹ năng tư duy và học thuật bậc cao. Tác giả cung cấp bằng chứng trực tiếp về những vấn đề này bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu dọc về hàng chục nghìn sinh viên viên khoa học máy tính và kỹ thuật điện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Hòa Kỳ.
16329Đào tạo tài chính cá nhân nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
Phân tích cụ thể sự cần thiết của đào tạo tài chính cá nhân để qua đó thấy rõ được những lợi ích mà đào tạo tài chính cá nhân đem lại, đánh giá hoạt động đào tạo tài chính cá nhân được triển khai tại một số quốc gia để đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
16330Đào tạo theo định hướng CDIO và một số khóa học ngắn hạn bồi dưỡng nhân lực ngành xây dựng phục vụ phát triển bền vững các tỉnh Tây Nam Bộ
Giới thiệu một số chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, kỹ sư trong công tác thiết kế, thi công và quản lý công trình xây dựng các tỉnh Tây Nam Bộ.