15921Đánh giá thực nghiệm biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
Thiết kế một thí nghiệm về độ co ngót của bê tông tại Nghệ An, Việt Nam. Phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm của một số tác giả thực hiện trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á.
15922Đánh giá thực nghiệm biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện khí hậu Việt Nam
Dựa vào kết quả biến dạng co ngót của các thí nghiệm co ngót bê tông tròn điều kiện khí hậu Việt Nam để đưa ra những nhận xét đánh giá.
15923Đánh giá thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam trong điều tiết lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- tháng 11/ 2014
Trình bày tổng quan về tăng trưởng và lạm phát ở VN từ năm 2014 đến tháng 11/2014; thực tế điều hành chính sách tiền tệ từ năm 2011 đến tháng 11/2014; thực hiện đánh giá kết quả điều hành chính sách tiền tệ từ năm 2011 đến tháng 11/2014 trên phương diện đánh giá hoàn thành kế hoạch về tăng trưởng và lạm phát; từ đó đề xuất phương án điều tiết tổng phương tiện thanh toán nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và lạm phát của chính phủ năm 2015.
15924Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế
Tập trung tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về vai trò của ngân hàng xanh, kinh nghiệm xây dựng các mô hình ngân hàng xanh trên thế giới; Từ đó đề xuất một số điều kiện để xây dựng mô hình ngân hàng xanh nhằm gia tăng tác động lan tỏa của ngân hàng xanh trong nền kinh tế xanh.
15925Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và các yếu tố nguy cơ của cán bộ Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải
Qua nghiên cứu trên 597 cán bộ Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải nhận thấy tỷ lệ sâu răng là 49,4 phần trăm. Chỉ số SMT trung bình là 2,00. Yếu tố liên quan đến sâu răng là người không chải răng sau ăn, không chải răng buổi sáng, không súc miệng sau khi ăn đồ ngọt, chải răng không đúng cách. Các yếu tố khác nhu tuổi, giới, uống nước có gas, hút thuốc lá, uống rượu bia... chưa thấy có mối liên quan đến bệnh sâu răng.
15926Đánh giá thực trạng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam theo quan điểm phát triển bền vững
Bài viết này phân tích, đánh giá các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam theo quan điểm phát triển bền vững, từ đó đưa ra một số ngành lựa chọn ưu tiên phát triển và một số không ưu tiên phát triển trong giai đoạn sắp tới. Phát triển bền vững ở đây bao gồm ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
15927Đánh giá thực trạng chất lượng nước sinh hoạt khu vực nông thôn tỉnh Sơn La năm 2016
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 420 mẫu nước sinh hoạt tại vùng nông thôn tỉnh Sơn La. Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá nước sạch và xác định mức độ đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam (2009/BYT). có 33,8 phần trăm mẫu nước đạt tất cả các chỉ tiêu chất lượng, 66,2 phần trăm không đạt.Trong đó: nguồn nước khu vực I đạt cso nhất chiếm 55,6 phần trăm; khu vực III đạt thấp nhất, chiếm tỷ lệ 24,9 phần trăm, nguồn nước giếng khoan có tỷ lệ số mẫu đạt cao nhất 71 phần trăm, nguồn nước mặt đạt 20,6 phần trăm. Nghiên cứu này có giá trị trong việc đánh giá thực trạng nguồn nước sinh hoạt khu vực nông thôn, đồng thời để đáp ứng mục tiêu Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đặt ra trong giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
15928Đánh giá thực trạng chính sách phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam
Bài viết tập trung phân tích thực trạng chính sách phát triển đội ngũ trí thức, chỉ ra những thành công và những mặt còn hạn chế về chính sách và thực thi chính sách giai đoạn vừa qua.
15929Đánh giá thực trạng cơ cấu chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Bài viết tổng hợp, đánh giá thực trạng cơ cấu chi NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2019.
15930Đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và hàm ý chính sách
Cơ cấu kinh tế công nghiệp là tổng thể các bộ phận cấu thành ngành công nghiệp và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Bài viết tập trung vào đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó làm rõ quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp cơ cấu lại kinh tế công nghiệp trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.