CSDL Luận văn _ Luận án
Chủ đề: Xử lý--Nước thải
Nghiên cứu khả năng hấp thụ đạm (N) và lân (P) của cỏ Vetiver để xử lý nước thải Đà Nẵng
- Tác giả: Ngô Đình Nhật Tuấn |
- Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Đình Tuấn |
- Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Nghiên cứu khả năng của cỏ Vetiver hấp thụ đạm (N) lân (P) đối với một số loại nước thải Đà Nẵng. Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, những nội dung sau cần phải được thực hiện và giải quyết: Sử dụng cỏ Vetiver với quy mô phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng hấp thụ của cỏ Vetiver qua chỉ tiêu Nitơ tổng và Photpho được thông qua sử dụng 2 loại nước thải kênh Phú Lộc và nước thải rỉ rác của Bãi Rác Khánh Sơn thành phố Đà Nẵng.
Nghiên cứu xử lý nước thải chứa Cu2+ và Ni2+ bằng than sinh học chế tạo từ cây bèo tây
- Tác giả: Lê Quý Ngọc Bảo |
- Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Duy Quang |
- Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại nặng Cu2+ và Ni2+ trong nước bằng than sinh học chế tạo từ cây bèo tây khô, từ đó đánh giá khả năng hấp phụ của than sinh học từ bèo tây đối với các kim loại nặng thông qua các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt.
Nghiên cứu xử lý nước thải chứa kim loại nặng Cu2+ và Zn2+ bằng than sinh học sản xuất từ cùi bắp
- Tác giả: Lê Thị Thảo My |
- Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Duy Quang |
- Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Nghiên cứu quá trình sản xuất than sinh học từ cùi bắp trong phòng thí nghiệm. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng than (nhiệt độ, O2) trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng của than sinh học được sản xuất ra. Nghiên cứu khảo sát các yếu ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ kim loại nặng Cu2+ và Zn2+ của than sinh học như: tốc độ khuấy, hàm lượng than, thời gian hấp phụ...
Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại Ni2+ và Fe3+ trong nước bằng than sinh học chế tạo từ vỏ đậu phộng
- Tác giả: Nguyễn Thị Lai |
- Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Duy Quang |
- Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Nghiên cứu qui trình chế tạo than sinh học từ vỏ đậu phộng nhằm ứng dụng than sinh học thu được để xử lý kim loại Ni2+ và Fe3+ trong nước thải. Khảo sát một số đặc điểm bề mặt, cấu trúc lỗ xốp của than sinh học thu được theo các điều kiện đốt vỏ đậu phộng như nhiệt độ, hàm lượng oxy cục bộ. Nghiên cứu cơ chế phân hủy nhiệt của vỏ đậu phộng trong quá trình chế tạo than sinh học bằng các phương pháp phân tích nhiệt. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu suất hấp phụ ion kim loại Ni2+ và Fe3+ của than sinh học (như tốc độ khuấy, thời gian hấp phụ, hàm lượng than sử dụng…). Xây dựng mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir, Freundlich và DubininRadushkevich, mô hình động học hấp phụ; nhằm mục đích tính toán tải trọng hấp phụ cực đại, xác định loại hình quá trình hấp phụ cũng như tốc độ hấp phụ của vật liệu.
Nghiên cứu sản xuất than sinh học bằng vỏ cà phê để xử lý nước thải chứa kim loại nặng Fe2+ và Ni2+
- Tác giả: Nguyễn Ngọc Huy |
- Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Duy Quang |
- Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Chương 1: Tổng quan lý thuyết; Chương 2: Hóa chất và quy trình thực hiện; Chương 3: Kết quả và thảo luận; Chương 4: Kết luận và kiến nghị.