CSDL Luận văn _ Luận án

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
Ảnh hưởng của kim loại nặng đến sự phát triển và sinh trưởng của bèo tấm - Lemna minor
  • Tác giả: Mai Thị Hoa |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Khắc Tiệp |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, đặc điểm hình thái, cách thức sinh sản, chu kỳ sinh trưởng, phân loại và ứng dụng của bèo tấm. Tìm hiểu các kỹ thuật nuôi trồng và thu hoạch bèo tấm. Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chứa kim loại nặng của bèo tấm thông qua các nghiên cứu trước đây của các tác giả ở trong và ngoài nước. Tiến hành quá trình nuôi cấy và nhân giống bèo tấm ở quy mô phòng thí nghiệm. Thiết lập mô hình thử nghiệm với các nồng độ kim loại khác nhau. Thống kê kết quả về khả năng nuôi bèo tấm ở những điều kiện khác nhau, hiệu suất xử lý và nhận xét khả năng xử lý. Kết luận, đánh giá khả năng xử lý kim loại nặng của Lemna minor, và đưa ra kiến nghị.

Nghiên cứu xử lý nước thải chứa Cu2+ và Ni2+ bằng than sinh học chế tạo từ cây bèo tây
  • Tác giả: Lê Quý Ngọc Bảo |
  • Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Duy Quang |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại nặng Cu2+ và Ni2+ trong nước bằng than sinh học chế tạo từ cây bèo tây khô, từ đó đánh giá khả năng hấp phụ của than sinh học từ bèo tây đối với các kim loại nặng thông qua các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt.

Nghiên cứu xử lý nước thải chứa kim loại nặng Cu2+ và Zn2+ bằng than sinh học sản xuất từ cùi bắp
  • Tác giả: Lê Thị Thảo My |
  • Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Duy Quang |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Nghiên cứu quá trình sản xuất than sinh học từ cùi bắp trong phòng thí nghiệm. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng than (nhiệt độ, O2) trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng của than sinh học được sản xuất ra. Nghiên cứu khảo sát các yếu ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ kim loại nặng Cu2+ và Zn2+ của than sinh học như: tốc độ khuấy, hàm lượng than, thời gian hấp phụ...

Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại Ni2+ và Fe3+ trong nước bằng than sinh học chế tạo từ vỏ đậu phộng
  • Tác giả: Nguyễn Thị Lai |
  • Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Duy Quang |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Nghiên cứu qui trình chế tạo than sinh học từ vỏ đậu phộng nhằm ứng dụng than sinh học thu được để xử lý kim loại Ni2+ và Fe3+ trong nước thải. Khảo sát một số đặc điểm bề mặt, cấu trúc lỗ xốp của than sinh học thu được theo các điều kiện đốt vỏ đậu phộng như nhiệt độ, hàm lượng oxy cục bộ. Nghiên cứu cơ chế phân hủy nhiệt của vỏ đậu phộng trong quá trình chế tạo than sinh học bằng các phương pháp phân tích nhiệt. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu suất hấp phụ ion kim loại Ni2+ và Fe3+ của than sinh học (như tốc độ khuấy, thời gian hấp phụ, hàm lượng than sử dụng…). Xây dựng mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir, Freundlich và DubininRadushkevich, mô hình động học hấp phụ; nhằm mục đích tính toán tải trọng hấp phụ cực đại, xác định loại hình quá trình hấp phụ cũng như tốc độ hấp phụ của vật liệu.

Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho xã Bình Quý - huyện Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam đến năm 2030
  • Tác giả: Lê Viết Đăng |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Tình |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Chương 1: Tổng quan về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; Chương 2: Quy mô dùng nước của xã Bình Quý huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; Chương 3: Thiết kế mạng lưới cấp nước; Chương 4: Thiết kế nhà máy xử lý nước sạch; Chương 5: Tính toán công trình thu và trạm bơm; Chương 6: Khai toán kinh tế.