Tuyển tập những truyện cổ Việt Nam: truyện cổ tích và giã sử, những truyện mà kết cục đã thành câu phương ngôn, lý ngữ; những truyện thuần về văn chương mà trong đó có những câu ca, bài hát vui vẻ, giản dị. tự nhiên; những truyện mang ý nghĩa sâu xa về triết lý; những truyện vui chơi, cười đùa...
Bài học đầu tiên kể về một câu chuyện của một cô giáo trẻ mới ra trường, bức xúc và thất vọng trước những gì xảy ra hàng ngày trước mắt mình; trong một tập thể mình sống; những cá nhân tha hoá, ích kỷ và hèn hạ…đến nỗi phải bỏ nghề dạy chỉ sau một năm công tác.
Những cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, lòng căm thù giặc khôn cùng, mong muốn đánh đuổi quân giặc khiến họ hiện lên như những người anh hùng. Vẫn còn đó những tính cách trẻ con: rửa chân "khô", tị nạnh nhau trước khi đi ngủ... nhưng khi vào nhiệm vụ ai cũng quả quyết, dũng cảm trước sự tra tấn dã man của kẻ thù "Sau mỗi câu hỏi là tiéng những cú đấm, cú đá, tiếng thân người ngã vật xuống nền xi măng… Vẫn không nghe thấy tiếng thằng bé đáp lại hoặc kêu khóc. Mọi người đoán chừng, tụi chúng chỉ quát tháo doạ nạt vậy thôi, có đánh cũng đánh dăm tát tai, chứ tay chân nào mà nỡ tra khảo con nít…". Không còn là những nhân vật trong trang sách, họ đã bước ra và trở thành những nhân vật khiến cho bao thế hệ độc giả nhớ mãi.
Tập Truyện Ngắn "Gió Đầu Mùa" của Thạch Lam giới thiệu các truyện: Đứa con đầu lòng, nhà mẹ Lê, những ngày mới, duyên số, một cơn giận, tiếng chim kiêu, cái chân què, đói, cô áo lụa hồng, một đời người, người lính cũ, hai lần chết, gió lạnh đầu mùa
Bính là cô gái nghèo làng Sòi. Vì nhẹ dạ, yêu một gã Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Cô bị cha mẹ hắt hủi, đay nghiến và đứa bé sinh ra phải đem bán đi vì sợ làng bắt vạ. Đau đớn, Bính trốn nhà đi Hải Phòng mong tìm được người tình. Sau mấy ngày đêm lang thang đói khát, có lần suýt bị làm nhục ở một vườn hoa, Bính gặp một gã trẻ tuổi nhà giàu. Gã lừa cô vào nhà hãm hiếp và đổ bệnh lậu cho cô. Vợ gã bắt gặp, đánh đập Bính tàn nhẫn và lôi cô ra Sở cẩm, vu là gái đĩ. Thế là Bính bị đưa vào nhà “lục xì”, sau đó rơi vào nhà chứa của mụ Tài sế cấu. Sống ê chề cực nhục ở nơi bẩn thỉu hôi hám, Bính ốm nặng. Đau khổ, tuyệt vọng, Bính toan tự tử nhưng được Năm Sài Gòn, trùm lưu manh ở Hải Phòng, chuộc ra khỏi nhà chứa, đem về chăm sóc hết lòng...
Thằng cu Mùi tám tuổi thích làm đảo lộn thế giới, con Tí sún nấu mì dở tệ, thằng Hải cò và con Tủn khoái chơi trò vợ chồng. chuyến tàu quay ngược trở lại thăm tuổi thơ và tình bạn dễ thương của 4 bạn nhỏ. Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự do trong lòng…
Một số truyện ngắn của Nguyễn Tuân: Chém treo ngành, Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Ngôi mả cũ, Hương cuội, Chữ người tử tù, Ném bút chì, Chén trà trong sương, ...
Cái chất thơ mà Đoàn Giỏi gửi vào tưng trang bút ký, vốn bắt nguồn từ tình yêu đối với mảnh đất và con người Nam bộ và được thể hiện trong từng chi tiết miêu tả, trong ngôn ngữ và tính cách nhân vật. Cái "chất liệu miền Nam" ấy đã đem tới nền văn học của chúng ta trong những năm 50, 60 ngày ấy một sự khởi sắc đầy ấn tượng mới mẻ, hấp dẫn, một thứ bổ sung cho cách nhìn về con người và thiên nhiên vùng đất phương Nam.
Xuân, thường gọi là Xuân Tóc đỏ. Hắn là một đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ ,sống lay lắt ở Hà Nộ bằng nghề trèo me, trèo sấu...Vì có hành động vô giáo dục , Xuân bị bắt giam . Nhưng cũng chính hành động vô giáo dục ấy lại được bà Phó Đoan -một mụ me Tây dâm đãng cứu thoát .Hắn được bà ta giới thiệu đến phục vụ trong 1 cửa hàng Âu hóa của vợ chồng Văn Minh " chuyên phục vụ phái đẹp " và luyện quần vợt cho bà Phó Đoan và vợ Văn Minh . Do nhanh nhẹn và có tính "hợp thời"hắn rất được lòng chủ và khách.Trước đó vì đi theo mấy ông buôn thuốc lậu hắn đã học vẹt các bài quảng cáo thuốc lậu , hắn nhanh chóng được nhận các danh hiệu "sinh viên trường thuốc " , "đốc-tờ Xuân ",.Hắn gia nhập xã hội thượng lưu , quan hệ với những nhân vật có thế lực , được cô Tuyết em Văn Minh , con của cụ cố Hồng rất giầu có say mê ...